Video: Choáng với quá trình đầy "gian nan" để tạo ra một sợi dây chun

Những sợi dây thun cao su được tạo ra như thế nào?

Vòng dây thun cao su là vật dụng quen thuộc nhiều người thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng bạn có biết chúng được tạo ra như thế nào? Đoạn clip dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Vòng dây thun cao su (hay còn gọi là dây chun) là sản phẩm đơn giản nhưng phổ biến nhờ vào giá thành thấp, sự tiện dụng, thường được dùng để buộc, giữ đồ vật. Đây là vật dụng được sử dụng ở bất cứ đâu, trong mọi lĩnh vực, từ đóng gói hàng hóa, chằng buộc giấy tờ, văn phòng phẩm hay buộc tóc…


Dây chun cao su.

Dây cao su được phát minh lần đầu tiên bởi nhà sáng chế người Anh Stephen Perry vào năm 1845.

Tuy nhiên, phải đến năm 1923, nhà phát minh người Mỹ William Spencer mới nhận ra tiềm năng của các vòng dây cao su sau khi ông mua một vài chiếc săm lốp và cắt chúng thành từng vòng dây cỡ nhỏ. William Spencer đã phát triển ý tưởng này thành sản phẩm hữu ích mà chúng ta biết đến ngày nay.

Các vòng dây thun cỡ nhỏ chúng ta sử dụng hàng ngày thường được tạo ra từ cao su tự nhiên, nhờ vào ưu điểm độ đàn hồi tốt, bền bỉ, giá thành thấp hơn so với cao su tổng hợp.

Vậy bạn đã biết những vòng dây thun quen thuộc chúng ta sử dụng hàng ngày trong cuộc sống được tạo ra như thế nào hay chưa?

Hãy thử suy nghĩ và đưa ra suy luận trước khi xem video về quy trình sản xuất dây chun dưới đây nhé. Chắc chắn bạn sẽ “choáng” về độ phức tạp và kỳ công của nó đấy.

Cao su sau khi được làm mềm bằng nhiệt và nhào thành đống như nhào bột mì sẽ được đưa vào máy cán để tạo thành những lát cao su mỏng. Công nhân sẽ cắt và bó cao su thành từng bó và cho vào cán chung với lưu huỳnh và một số hóa chất nhằm giúp cao su chắc hơn và dẻo dai hơn.

Sau đó, cao su lại được cán cực mỏng và được cắn thành từng bó nhỏ sao cho vừa với máy làm khuôn. Từng cuộn cao su được nhuộm và tạo hình thành những ống cao su rất dài, rỗng ruột. Sau khi được làm nguội bằng nước, ống cao su được lồng vào thanh khuôn bằng nhôm có bán kính bằng một sợi dây chun thông thường rồi được đưa vào hấp ở nhiệt độ cao.


Trong 1 tiếng đồng hồ, máy cắt được nửa triệu sợi dây chun.

Sau khi hấp xong, cao su được mang đi “giặt và phơi” rồi được đưa vào máy cắt tạo ra những sợi dây chun có tiết diện đồng đều.

Cập nhật: 25/09/2024 Theo QTM/Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video