Việt Nam đã có kịch bản ứng phó với sóng thần

Theo một số báo cáo, sóng thần từng xảy ra ven biển Thừa Thiên-Huế ngày 11-9-1904, tàn phá 22.027 ngôi nhà, làm đắm 519 tàu thuyền và chết 724 người.

Có tài liệu cho rằng, sóng thần đã tấn công bờ biển Nam Định năm 1930, Đà Nẵng năm 1964. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng để khẳng định hay phủ nhận những thông tin trên.


Cơn bão 1904 đã làm sập đổ bốn vài cầu Trường Tiền - Thừa Thiên Huế - Ảnh tư liệu

Khả năng cảnh báo sóng thần đạt chuẩn quốc tế

Ở nước ta đến nay vẫn chưa có hệ thống quan trắc sóng thần nên chưa ghi nhận được thông tin nào về sóng thần. Trong nhiều trường hợp, sóng thần bị nhầm lẫn với nước dâng do bão hay sóng có bước sóng ngắn. Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần được thành lập ngày 4-9-2007, hiện là thành viên chính thức của hệ thống cảnh báo sóng thần khu vực và thế giới. VN cũng như nhiều nước Đông Nam Á nằm trên bờ biển Thái Bình Dương chưa đủ điều kiện trang bị thiết bị quan trắc và phát hiện sóng thần từ giữa đại dương. Vì vậy, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần các quốc gia thành viên có sự phối hợp chặt chẽ với hai trung tâm đầu não của hệ thống là Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (Mỹ) và Trung tâm Tư vấn sóng thần Tây Bắc Thái Bình Dương (Cục Khí tượng thủy văn Nhật). Mỗi khi xuất hiện động đất mạnh có khả năng xảy ra sóng thần, các thông tin cảnh báo được truyền từ hai trung tâm này tới trung tâm của các quốc gia trong khu vực, trong đó có VN.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, cơ sở dữ liệu chứa toàn bộ 25 kịch bản ứng phó với sóng thần trên biển Đông được chuyển giao cho trung tâm. Khi có thông tin về động đất có khả năng xảy ra sóng thần trên biển Đông và ven biển VN, các thông số quan trắc động đất được nhập vào hệ thống. Các công cụ tính toán của hệ thống sẽ tự động lựa chọn kịch bản gần nhất với trận động đất thực và đưa ra các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần tương ứng, từ đó nhanh chóng xác định các khu vực có khả năng phải chịu thiệt hại do sóng thần. Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ đưa ra các bản tin cảnh báo và biện pháp ứng phó tương ứng.

PGS-TS NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất
và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu)

Hoàn toàn không ảnh hưởng đến VN

Trận động đất, sóng thần ngày 11-3 xảy ra ở Nhật bị chặn bởi toàn bộ quốc gia này và lục địa Trung Quốc, quần đảo Philippines… trước khi vào đến biển Đông nên không lan truyền đến VN được. Nếu có “trượt” xuống phía dưới thì cũng chỉ về phía Đông Philippines chứ hoàn toàn không ảnh hưởng đến VN. Theo Cơ quan theo dõi địa chấn của Mỹ, trong danh sách các khu vực được cảnh báo có khả năng xảy ra sóng thần do trận động đất này cũng không có tên VN.

Thật ra, do có vị trí khá đặc thù, vùng bờ biển VN cũng có nhiều khả năng phải chịu tác động chủ yếu từ các vùng nguồn sóng thần nằm trên khu vực biển Đông. Theo các nhà khoa học, khả năng sóng thần trên bờ biển VN không lớn nhưng thật sự tiềm ẩn. Nếu có sóng thần xảy ra, khu vực Trung Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh nhất và nặng nhất là từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi.

Ngày 15-9-2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý cho triển khai 25 kịch bản cảnh báo nguy cơ sóng thần. Trong đó, kịch bản 4, động đất ở đới đứt gãy Manila (Philippines) 8,6 độ Richter được chọn để xây dựng các phương án di dân nếu xảy ra sóng thần, nâng cấp đê biển, xây dựng mới đê kè biển và gia cố các tuyến đường ven biển để ứng phó với kịch bản này.

Thạc sĩ HUỲNH VẠN THẮNG, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng,
chuyên gia địa chất, thủy văn.

Xây 10 trạm cảnh báo sóng thần đầu tiên ở VN

Theo thống nhất giữa Bộ NN&PTNT và Viettel, dọc ven biển miền Trung sẽ có 100 trạm với thiết bị kỹ thuật do Viettel nghiên cứu, lắp đặt. 10 trạm đầu tiên sẽ được xây dựng tại Đà Nẵng.

Trong tháng 3, hai trạm đầu tiên được xây dựng ở đầu đường Hoàng Sa (phường Mân Thái) và Trung đoàn Thông tin 575 (phường Hòa Hiệp Nam). Tại đây có ăng-ten thu sóng cao nhất (30-35 m) cùng hệ thống còi hú công suất lớn. Ngay sau khi hệ thống thu sóng ghi nhận nguy cơ xảy ra sóng thần trên biển Đông, các trạm này sẽ hú còi báo động để người dân, du khách, tàu bè biết, khẩn trương phòng tránh…

Giới khoa học cũng đã đề xuất chính phủ các nước ven biển thiết lập hệ thống cảnh báo sớm, đồng thời lưu ý đến việc trồng rừng phòng hộ. Trận sóng thần năm 2004 đã tàn phá nhiều vùng ven biển ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka, v.v... Tuy nhiên, một số ít nơi, chẳng hạn làng Naluvedapathy (Tamil Nadu, Ấn Độ), hầu như không thiệt hại gì nhờ một rừng dừa và đước đã đóng vai trò như bức tường thành, hạn chế bớt sức mạnh của sóng thần.

Theo PLTP
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video