Việt Nam trả nhiên liệu hạt nhân cho Nga

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Việt Nam vừa hoàn thành việc đưa 11kg uranium có độ làm giàu cao cuối cùng từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt về Nga.

Hôm qua, máy bay vận tải của Hãng Hàng không Nga đã rời Việt Nam và vận chuyển 106 bó nhiên liệu có độ làm giàu cao đã qua sử dụng, những bó nhiên liệu này chứa khoảng 11kg độ làm giàu cao từ lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt về Nga.

Để hoàn thành đợt vận chuyển này, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Hoa Kỳ (NNSA) và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Liên bang Nga (ROSATOM).


Phòng điều khiển Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. (Ảnh: Baolamdong)

Với sự kiện trên, Việt Nam đã hoàn thành cam kết trong Tuyên bố chung ký tháng 11/2006, tại Hà Nội thỏa thuận về việc Việt Nam tham gia Chương trình chuyển đổi nhiên liệu cho phản ứng nghiên cứu, từ sử dụng nhiên liệu uranium có độ làm giàu cao (HEU) sang nhiên liệu uranium có độ làm giàu thấp (LEU).

Sự kiện trên cũng thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh, đánh dấu cột mốc quan trọng đối với cam kết của Việt Nam thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 vào tháng 3/2012 tại Seoul, Hàn Quốc.

Thực hiện khuyến cáo của IAEA, và theo thoả thuận của Mỹ và Nga, các lò phản ứng nghiên cứu sử dụng nhiên liệu uranium có độ giàu từ 20% U-235 trở lên đều phải chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu LEU (dưới 20% U-235), vì nhiên liệu LEU không thể sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt thuộc trong số hơn 20 lò phản ứng nghiên cứu của 17 quốc gia sử dụng nhiên liệu HEU do Liên Xô trước đây cung cấp nên cần phải chuyển đổi sang nhiên liệu LEU. Từ năm 2007 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hợp tác chặt chẽ với IAEA, NNSA, và ROSATOM để thực hiện chương trình này.

Tháng 11/2011, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện thay thế và chuyển đổi thành công lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt sang vận hành hoàn toàn bằng nhiên liệu LEU.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video