Một bản nghiên cứu do AP đăng tải ngày 26/10 cho hay nếu tình trạng khí CO2 tiếp tục dày đặc, nhiệt độ tại vịnh Ba Tư (tây nam Iran) có thể “nướng” cả con người trong thời gian tới.
Dựa trên cách đo lường theo máy tính trong một nghiên cứu mới đây, chỉ số nhiệt độ vịnh Ba Tư có thể tăng từ 74-77 độ C chỉ trong sáu tiếng. Trong khi đó, cơ thể người không thể chịu đựng sức nóng như thế. Người già và bệnh nhân là người hứng chịu thiệt hại sức khỏe nặng nề nhất và ngay cả những người khỏe mạnh cũng không chịu nổi sức nóng khủng khiếp.
Đồng tác giả bài báo cáo Giáo sư Kỹ thuật môi trường Viện Công nghệ Massachusetts Elfatih Eltahir cho biết nhiệt độ tốt để xông hơi trong phòng tắm hơi đã là 35 độ C. Tuy nhiên, Eltahir xác nhận sẽ chẳng dễ chịu gì nếu chịu đựng chúng trong thời gian dài.
Ở mức thông thường, Trái đất không đến mức trở nên khắc nghiệt với nhiệt độ và độ ẩm ở mức cao và tăng đột ngột. Song Eltahir nói với tính chất địa lý và khí hậu như vịnh Ba Tư, nguy cơ trữ nhiệt tiếp tục tăng trong giai đoạn từ hiện tại tới cuối thế kỷ 21.
Một công nhân làm đường ở Dubai phải che nắng bằng miếng gỗ để tránh bị sốc nhiệt. (Ảnh: AP).
Hiện tượng này tương tự tai họa vào năm 2003 ở châu Âu khiến hơn 70.000 người thiệt mạng do sốc nhiệt, ông Jeremy Pal nói.
Dự báo trong tương lai, khu vực TP lớn như Abu Dhabi, Dubai và Doha (khu vực ngay vịnh Ba Tư) sẽ không khó sống nhờ các thiết bị làm mát. Tuy nhiên, bài viết cảnh báo sẽ rất nguy hiểm đối với những đối tượng thường xuyên làm việc ngoài trời. Thánh địa Mecca ở Ả Rập Saudi cũng không hứng chịu nhiệt độ bị thay đổi đột ngột, song cũng sẽ khiến vài tín đồ Hồi giáo thiệt mạng khi hành hương đến đây.
Nhà nghiên cứu Học viện Khoa học Carnegie là Chris Field quan ngại về tình hình Trái đất nóng dần lên. Nếu nhiệt độ cứ thay đổi chóng mặt như thời gian hiện nay, có lẽ khu vực châu Phi và Trung Đông là nơi đầu tiên hứng chịu đợt biến đổi khí hậu. “Có lẽ mọi người ở khu vực này sẽ tìm đến nơi khác để ở” - Field nói thêm.
AP dẫn lời kêu gọi của tác giả bản nghiên cứu cho hay nếu các nước cùng nhau xúc tiến nhanh những biện pháp cắt giảm khí thải hợp lý, có lẽ tương lai Trái đất trở thành “lò lửa” sẽ không xảy ra.