Virus cúm trong không khí có thể bị tiêu diệt chỉ với vật dụng này

Các nhà khoa học Mỹ mới phát hiện ra, đèn tia UV có thể tiêu diệt virus cúm trong không khí.

Virus cúm thực sự đáng sợ khi chúng có thể sống sót và len lỏi khắp ngõ ngách, đôi khi gây thành đại dịch.

Và mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế Irving, ĐH Columbia phát hiện ra rằng, ánh sáng tia cực tím xa UVC (Far-Ultraviolet C) cường độ thấp, có thể quét sạch virus cúm trong không khí mà không làm hại con người.

Theo đó, các bệnh viện, nơi công cộng, văn phòng, trường học có thể lắp đèn UVC này để có thể tiêu diệt virus cúm tồn tại trong không khí.


Đèn UVC có thể tiêu diệt virus cúm tồn tại trong không khí.

Theo David J. Brenner, giáo sư sinh lý bức xạ và giám đốc Trung tâm nghiên cứu tia phóng xạ tại CUIMC chia sẻ, không giống tia UV thường, ánh sáng tia cực tím xa UVC (Far-Ultraviolet C) có phạm vi hạn chế hơn.

UVC không xâm nhập qua lớp tế bào chết bên ngoài da người hoặc lớp nước mắt trong mắt nên chúng không phải là mối nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Vì virus, vi khuẩn nhỏ hơn tế bào nhiều nên ánh sáng cực tím có thể tiếp cận DNA của chúng và tiêu diệt.
Trong thí nghiệm của mình, ông Brenner và cộng sự nhận thấy, ánh sáng cực tím UVC có thể giết chết vi khuẩn MRSA mà không gây hại cho mô người và chuột. Vi khuẩn MRSA sống chủ yếu trên bề mặt và lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học muốn tìm hiểu xem ánh sáng UVC có thể chống lại bệnh cúm, bệnh lây lan qua các giọt nước nhỏ li ti trong không khí hay không.

Bởi các bệnh nhân bị nhiễm ho hoặc hắt hơi, virus vô tình trở thành dạng keo trong không khí.

Trong phòng xét nghiệm, các nhà khoa học phát hiện thấy ánh sáng UVC 222 nano mét cũng có hiệu quả giống như tia cực tím phổ biến ở việc giết chết và khử hoạt tính của virus cúm.

Brenner nói rằng: "Nếu kết quả của chúng tôi được khẳng định ở các thiết lập khác thì việc sử dụng ánh sáng UVC ở mức thấp ở những nơi công cộng sẽ là phương pháp an toàn và hiệu quả để hạn chế sự lây lan của các bệnh do vi khuẩn gây ra qua không khí như cúm và bệnh lao".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Cập nhật: 21/02/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video