Virus gây bệnh MERS từng lây từ động vật sang người

Các nhà khoa học Anh và Arập Xêút vừa thông báo kết quả phân tích gene của một số mẫu virus gây Hội chứng hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV) cho thấy, căn bệnh này từng lây từ động vật sang người.

Phát hiện được công bố trên tạp chí y học Lancet (Anh) có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ cơ chế truyền bệnh và phác họa sự liên hệ giữa các chủng virus này.

Virus corona gây bệnh MERS (có biểu hiện giống như đại dịch SARS như sốt, ho, khó thở) xuất hiện năm 2012 tại vùng Vịnh và đã lây lan sang các nước Pháp, Đức, Italy, Tunisia, Anh... Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến nay đã có 132 người mắc bệnh và 58 người đã tử vong, phần lớn số ca tử vong tập trung ở Arập Xêút.

Giáo sư Paul Kellam, thuộc Viện Sanger và Đại học London (UCL) ở Anh, người chủ trì nghiên cứu, cho biết đã tìm ra những chủng khác nhau của virus gây bệnh trên người này có nguồn gốc từ một loại virus trên động vật.

Các cộng sự của ông đã tiến hành so sánh và phân tích gene của các mẫu MERS-CoV lấy từ 21 bệnh nhân ở Arập Xêút, sau đó kết hợp thông tin về vị trí địa lý của bệnh nhân với thời gian nhiễm bệnh và những khác biệt gene giữa các chủng virus. Kết quả của nghiên cứu đã mô tả rõ ràng hơn việc virus lây lan và chủng của nó biến đổi thế nào theo thời gian.

Mặc dù kết quả nghiên cứu này không giúp các nhà khoa học dự đoán được liệu MERS có dễ dàng lây lan giữa người với người, cũng như có trở thành đại dịch như dịch SARS ở châu Á trước kia hay không, nhưng phần nào hỗ trợ các chuyên gia y tế phát triển những liệu pháp kiểm soát lây nhiễm hiệu quả hơn để ngăn chặn sự lây lan của nó.

Hiện nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đang tiến hành nghiên cứu về MERS trên các loài vật mang bệnh tiềm tàng như dê, cừu, chó, mèo, các loài gặm nhấm... Một số nghiên cứu gần đây cho rằng loại virus này bắt nguồn từ dơi và lạc đà, song vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn để khẳng định loài nào là "vật chủ trung gian truyền bệnh" của MERS.

Giáo sư Ali Zumla, thuộc Khoa bệnh truyền nhiễm của UCL, cho biết kể từ khi phát hiện ra MERS-CoV hơn một năm trước đây, hai sự kiện lớn thu hút trên 8 triệu người hành hương đã diễn ra tại thánh địa Mecca, Arập Xêút - gồm lễ hội hành hương hàng năm vào tháng 10/2012 và tháng ăn chay Ramadan tháng 7/2013, nhưng đến nay chưa phát hiện thêm các trường hợp nào mắc MERS-CoV.

Theo ông, bất chấp nguy cơ lây lan rộng là rất nhỏ và với những phát hiện hữu ích về gen trên, việc kiểm soát và đề phòng chặt chẽ cần tiếp tục được thực hiện.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video