Virus H7N9 có thể tấn công Việt Nam và một số nước châu Á

Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tự do Brussels, Học viện nghiên cứu vật nuôi quốc tế, Đại học Oxford (Anh) và Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cho rằng, ngoài Trung Quốc, có thêm năm nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam, có thể sẽ bị virus cúm gia cầm chủng H7N9 tấn công.

H7N9 là một chủng virus cúm A đã cướp đi mạng sống của khoảng 100 người kể từ khi nó xuất hiện hồi tháng 3/2013 tại Trung Quốc.

Theo nghiên cứu mới được công bố, một số khu vực tại năm quốc gia châu Á là Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam có nguy cơ bị virus H7N9 tấn công, do vẫn còn tồn tại các chợ buôn bán gia cầm sống nằm lẫn trong các khu vực tập trung đông dân.

Những khu vực có nguy cơ xuất hiện dịch cao là các thành phố nằm rải rác ở khu vực duyên hải phía Đông và Đông Nam Trung Quốc cho đến nay chưa phát hiện virus này, vùng Bengal (gồm Bangladesh và bang West Bengal của Ấn Độ), khu vực thượng lưu sông Hồng và sông Mekong ở Việt Nam và những khu vực hẻo lánh của Indonesia và Philippines.


Các chợ gia cầm ở thủ phủ Trường Sa, tỉnh miền trung Hồ Nam đã dừng bán gia cầm. (Nguồn: THX/TTXVN)

Tạp chí Nature Communications mới đây đã đăng tải một bản đồ theo dõi diễn biến hoạt động của virus cúm H7N9 với một công cụ xác định các điểm bùng phát dịch.

H7N9 là chủng virus cúm gia cầm thứ hai sau virus H5N1 lây lan trong những năm gần đây từ các khu chợ buôn bán gia cầm sống do người buôn bán và người mua hàng tiếp xúc trực tiếp với gà vịt nhiễm bệnh.

Mặc dù chủng H5N1 được cho là nguy hiểm đối với con người hơn rất nhiều lần so với H7N9, nhưng nó lại dễ bị phát hiện hơn do gia cầm nhiễm virus luôn có biểu hiện ốm bệnh. Trong khi đó, virus H7N9 rất khó phát hiện do gia cầm thường không có biểu hiện bệnh khi nhiễm virus này.

Các nhà nghiên cứu cho biết sự lây lan chậm của các ca nhiễm H7N9 ở các tỉnh miền Trung và Nam Trung Quốc cho thấy bất chấp các nỗ lực kiểm soát chặt chẽ, vẫn khó khống chế được virus H7N9.

Nhiều bằng chứng ở miền Đông Bắc Trung Quốc đã chỉ ra rằng các khu trang trại chăn nuôi công nghiệp tập trung không phải nguồn phát tán chính virus H7N9, mà những trang trại nhỏ nơi gia cầm nuôi có điều kiện tiếp xúc với chim hoang dã nhiều hơn và các khu chợ buôn bán gia cầm nhiễm bệnh mới là nguồn lây nhiễm chính.

Ban đầu H7N9 làm dấy lên nỗi lo sợ về khả năng dễ dàng lây nhiễm từ người sang người và dẫn đến dịch bệnh toàn cầu. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy khả năng lây lan virus này từ người sang người, mặc dù có một số trường hợp nhiễm bệnh trong cùng một gia đình.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video