Vitamin B12 quan trọng thế nào?

Vitamin B12 là gì?

Năm 1948, Rickes đã phân lập từ gan lợn một chất kết tinh màu đỏ đặt tên là vitamin B12, sau đó 4 giải Nobel đã được trao tặng cho những công trình nghiên cứu có liên quan đến vitamin B12.

Ngày nay, người ta biết rằng vitamin B12 chỉ có trong động vật và thực phẩm lên men. Hệ vi khuẩn ruột người khỏe mạnh cũng sản sinh ra một lượng vitamin B12 đủ dùng cho cơ thể. Nhu cầu vitamin B12 của người trưởng thành là 2mcg/ngày.

Vitamin B12 dược phẩm có hai dạng là: cyanocobalamin và hydroxocobalamin đều có tác dụng tạo máu như nhau (hydroxocobalamin hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn và có ái lực với các mô lớn hơn cyanocobalamin). Trong cơ thể các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là 5-deoxyadenosylcobalamin và methylcobalamin.

Vitamin B12 cần thiết cho tất cả các mô có tốc độ sinh trưởng tế bào mạnh (mô tạo máu, ruột non, tử cung...). Vitamin B12 tạo DNA vật liệu di truyền trong tế bào, duy trì tình trạng khỏe mạnh của tế bào thần kinh và hồng cầu, giữ vai trò then chốt trong phát triển hồng cầu. Vitamin B12 thường dùng để điều trị các bệnh đau thần kinh (như thần kinh tọa, thần kinh vùng cổ, cánh tay...), các bệnh về máu như: thiếu máu ác tính hoặc thiếu máu sau khi cắt dạ dày...

Khi cơ thể thiếu vitamin B12

Khi nồng độ vitamin B12 không đủ sẽ gây ra hủy myelin sợi thần kinh, suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết khác trong tế bào, gây bất thường huyết học ở người bệnh thiếu vitamin B12. Do đó, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ cần đảm bảo đủ vitamin B12 trước và trong thời kỳ mang thai (nồng độ vitamin B12 trong máu thai phụ trên 300ng/l vào đầu thai kỳ có thể bảo vệ thai nhi tránh dị tật ống thần kinh). Thai phụ có hàm lượng vitamin B12 trong máu thấp sẽ sinh con hay quấy khóc. Nhiều biệt dược chứa các vitamin và khoáng chất cần cho phụ nữ mang thai như vitamin B12, acid folic (còn gọi là B9), sắt… rất tiện dùng. Người cao tuổi thiếu vitamin B12 dễ bị teo não và suy giảm trí nhớ, trầm cảm.


Vitamin B12 thường có trong gan lợn, trứng, thịt bò, cá hồi...

Thực phẩm giàu vitamin B12

Thực phẩm có vitamin B12 là: gan cừu 54mcg%, gan lợn 23mcg%, sữa bò 0,2 - 0,6mcg%, trứng 6mcg/quả, lòng đỏ trứng 1,2mcg%; thịt bò 2-8mcg%, thịt lợn 0,1 - 5mcg%, thịt gà 3mcg%, cá hồi 5,4mcg%. Sò, trai, ốc, hến: 84mcg%. Tương, chao, sữa chua, dưa cải, dưa giá (vitamin B12 khá bền vững ở nhiệt độ nấu ăn ở 100oC).

Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu vitamin B12?

1. Thường xuyên bị loét miệng

Nhiều người khi miệng bị lở loét đều cho rằng do bị nóng trong. Tuy nhiên, khi thử nhiều phương pháp, hiện tượng loét miệng vẫn không cải thiện. Nếu xảy ra tình trạng trên, rất có thể cơ thể thiếu vitamin B12. Bạn có thể bổ sung một lượng vitamin B12 đúng cách, các triệu chứng viêm loét miệng sẽ sớm thuyên giảm.

2. Thiếu máu nhẹ hoặc nặng

Khi thiếu vitamin B12, người bệnh bị thiếu máu do thiếu các chất tạo máu, trên lâm sàng gọi là thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, xanh xao. Nếu không bổ sung kịp thời các loại vitamin, triệu chứng thiếu máu sẽ ngày càng nghiêm trọng.

3. Hôi miệng

Một số người sau khi thức dậy vào buổi sáng đã gặp phải vấn đề hôi miệng nghiêm trọng. Trên thực tế, hầu hết mọi người khi đi ngủ thường ngậm miệng nên môi trường rất ẩm ướt, dễ sinh sôi vi khuẩn, tuy nhiên, sau khi đánh răng sẽ không còn mùi hôi. Một khi mùi hôi trong miệng trở nên nghiêm trọng và không hết, nguyên nhân có thể do thiếu vitamin B12.

4. Tay chân tê bì, ngứa ran, cảm giác bất thường

Vitamin B12 là một coenzym quan trọng trong cơ thể con người, là dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe của hệ thần kinh trung ương, sự phát triển của myelin thần kinh và hình thành các chức năng. Nếu cơ thể thiếu vitamin B12, các triệu chứng phổ biến nhất là bệnh thần kinh ngoại biên, gồm tê, ngứa ran, nóng rát và các cảm giác da bất thường khác.

5. Suy giảm thị lực

Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, sau đó là mạch máu võng mạc khiến thị lực giảm sút, thậm chí có cảm giác sợ ánh sáng. Nếu thị lực của bạn bị suy yếu, bạn cần xem xét liệu mình có đang thiếu loại vitamin này không.

Lưu ý khi sử dụng

Theo TS. Maria Carillio, vitamin B12 có tác dụng làm giảm mức độ homocystein, rất lợi cho tim mạch và ngăn nguy cơ sinh bệnh Alzheimer (lú lẫn tuổi già).

Vitamin B12 được hấp thụ trong thức ăn và thuốc, sau khi ăn uống được hấp thu ở ruột non (hồi tràng) nhờ gastromucoprotein của tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra. Vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày không dùng được vitamin B12 uống mà phải tiêm. Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc liều lượng.

Khi tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu, sau 1 giờ vitamin B12 (cyanocobalamin) đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương rồi được dự trữ ở nhu mô gan để phân phối cho các mô khác.


Vitamin B12 cho phép cơ thể đốt cháy nhiều calo, giảm chất béo dự trữ. (Ảnh minh họa).

Người có nguy cơ thiếu vitamin B12: những người ăn chay trường diễn, viêm, teo niêm mạc dạ dày, cắt bỏ toàn bộ dạ dày, cắt bỏ đoạn cuối ruột non.

Vitamin B12 tuyệt đối không dùng trong các trường hợp: u ác tính (có nguy cơ làm u ác tiến triển), có tiền sử dị ứng với các cobalamin, người có cơ địa dị ứng (hen, eczema), người có bệnh trứng cá.

Không dùng vitamin B12 với metformin vì metformin làm giảm 19% lượng vitamin B12 trong máu.

Vitamin B12 cho phép cơ thể đốt cháy nhiều calo, giảm chất béo dự trữ; do đó có người tiêm vitamin B12 để giảm cân cho người béo phì nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện như: ăn chay, tập luyện giảm cân hàng ngày. Nếu không sẽ gặp nhiều nguy hiểm như: ho dữ dội, thở khò khè, nhịp tim nhanh, hồi hộp, đau ngực.

Phản ứng phụ thường gặp khi dùng vitamin B12: buồn nôn, khó chịu trong dạ dày, đau khớp, nhức đầu, phù nề cơ thể.

Những thực phẩm siêu việt giúp bổ sung vitamin B12:

  • Cá hồi đỏ (Sockeye salmon): Chỉ khoảng 85g cá hồi đỏ đã cung cấp cho bạn gấp đôi lượng vitamin B12 cần thiết cho một ngày. Bạn có thể ăn cá hồi lạnh kèm với salad rau xanh cho bữa trưa.
  • Men dinh dưỡng: Các sản phẩm từ động vật là những nguồn vitamin B12 dồi dào nhất, nhưng đối với người ăn chay, men dinh dưỡng là một lựa chọn thay thế tuyệt vời. Bạn có thể trộn men dinh dưỡng với hạt điều, bắp rang hoặc rau xanh.
  • Ngao: Loài động vật có vỏ này là một lựa chọn đơn giản để cung cấp đủ lượng vitamin B12 cần thiết chỉ trong một bữa ăn. Bạn có thể thử hấp ngao với tỏi, rượu trắng và gia vị tươi, hoặc xào với pasta.
  • Gan bò: Dù không phải ai cũng thích ăn nội tạng động vật, gan bò lại là một nguồn vitamin B12 dồi dào. Gan và hành là một món ăn sang trọng và hành có thể làm giảm bớt mùi vị khó chịu của gan, hoặc bạn có thể ăn bánh mì kèm pate gan bò.
  • Sữa: Sữa bò có thể giúp bạn đạt được chỉ tiêu vitamin B12 cho một ngày. Bạn có thể pha cà phê với sữa, thêm vào các món ăn, hoặc đơn giản là uống một cốc sữa lạnh thơm ngon vào bữa sáng.
  • Cá hồi cầu vồng: Loại cá này có hàm lượng calo thấp, giàu protein nạc, và chỉ 85g cá hồi cầu vồng đã cung cấp gần đủ lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Bạn có thể nướng phi lê cá hồi hoặc nướng nguyên con với gia vị tươi, rau và chanh.
  • Ngũ cốc: Để bổ sung nhanh vitamin B12, bạn có thể chọn ngũ cốc bổ sung vitamin; trộn ngũ cốc với sữa bò sẽ tăng gấp đôi lượng vitamin B12.


Chỉ một hộp cá ngừ là đủ cho một sự lựa chọn vừa túi tiền, ít calo để đạt được lượng vitamin B12 cần thiết.

  • Cá ngừ: Chỉ một hộp cá ngừ là đủ cho một sự lựa chọn vừa túi tiền, ít calo để đạt được lượng vitamin B12 cần thiết cho một ngày. Bạn có thể trộn cá hồi với ớt đỏ thái nhỏ, hành, gia vị và dầu ô-liu.
  • Bạch tuộc: Sinh vật biển này trông có vẻ đáng sợ nhưng lại là một món ăn thơm ngon để bổ sung vitamin B12. Bạn có thể thử món bạch tuộc nướng thơm mùi khói để đạt lượng vitamin B12 cần thiết.
  • Cua: Nếu bạn thích ăn cua, bạn có thể yên tâm rằng cơ thể đang được bổ sung lượng vitamin B12 đầy đủ. Bạn có thể nấu canh cua với rau mồng tơi hoặc rau đay, hoặc thử rang cua với muối để thưởng thức hương vị thơm ngon của loài thủy sản này.

Tìm ra phần cơ thể chưa từng biết của quái thú lớn nhất mọi lục địa

Phát hiện bất ngờ về đảo rác Thái Bình Dương

Bị quật ngã, gấu lợn phản đòn cắn trả khiến hổ Bengal tái mặt

Cập nhật: 07/08/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video