Vũ điệu chết

Từ tháng 5-7 hằng năm là mùa di cư của cá mòi. hàng tỉ con tạo thành những “cơn bão” kinh hoàng giữa đại dương ở ngoài khơi nam phi. cuộc khiêu vũ này cũng là bữa đại tiệc của cá mập, cá voi, cá heo, rái cá, cồng cộc, chim điên, kên kên... và cả con người!

Thật là khủng khiếp: ở độ sâu 10m, trong đám “mây cá mòi” màu xanh đen khổng lồ, tôi bị hàng triệu con cá nhỏ hoảng hốt vì sự truy sát của bầy cá heo lao vào người từ đủ mọi hướng để tìm chỗ trốn. Chúng đâm vào nách, lưng, đùi... tán loạn giống như bị một vòi nước cực mạnh xịt vào. Tháng 6-2002, Tony White, bạn tôi, chuyên gia chụp ảnh dưới nước, đã từng bị một con cá mập ngoạm vào cánh tay khi len lỏi giữa bầy cá mòi đang bị truy sát từ mọi hướng. Tôi cố lội tránh xa bằng những cú đạp chân thật gấp.

Trong lúc bọn cá heo hí hửng, miệng ngoạm đầy cá thì từ trên trời hàng trăm con chim điên đầu màu vàng cam của vùng Cap lao xuống nam Đại Tây Dương như những trái ngư lôi, cũng táp... hết cỡ! Giống như một dòng sông đen ngòm, bầy cá mòi di chuyển về hướng Ấn Độ Dương với tốc độ bình quân 2-5km/giờ ở độ sâu không quá 70m. Lý do của cuộc di cư kỳ lạ này? Vấn đề nhiệt độ. Quả vậy, loài cá mòi thích sống ở vùng nước có nhiệt độ khoảng 14-200C. 170C là lý tưởng nhất.

Trong mùa hè ở phương nam (từ tháng mười một đến tháng hai hằng năm) cá mòi sinh sôi nảy nở dọc bờ biển phía tây của Nam Phi và kéo dài đến tận Namibia, vì có dòng nước lạnh Benguela. Từ bên kia bờ biển phía đông, dòng nước Mozambique hay Aghulas chuyển tải từ Ấn Độ Dương nhiệt độ cao hơn 200C nên chúng không thể nào chịu nổi.

Từ tháng năm trở đi tình thế đảo ngược. Khi mùa đông phương nam tiến đến gần, loài cá mòi phải rời bờ biển phía tây và vùng Cap để đi đến các tỉnh thuộc vùng Cap Est và Kwazulu - Natal thuộc bờ biển phía đông, có dòng nước dễ chịu hơn. Chúng trồi lên mặt nước để ăn các loài phiêu sinh vật rất phong phú.

Một cuộc hành trình đầy tai họa: năm nào cá mòi cũng bị tàn sát thật dã man! Bởi vì ai ai cũng chờ đợi mùa cá mòi đến! Theo các nhà sinh học Nam Phi, có 23.000 con cá heo miệng rộng luôn “đi theo” chúng! Mấy ngàn con cá mập, vài trăm con cá voi và cá heo lưng đen cũng bám sát. Trên trời, hàng trăm ngàn con chim điên hí hửng ăn theo. Trên mặt đất là từng đoàn chim cánh cụt truy sát đến tận Durban.

Còn phải kể đến loài sư tử biển có lông, bọn háu ăn nhất dù đã nốc no bụng! Và con người cũng “kiếm chác” được... 100.000 tấn mỗi năm, nếu không kể đến hàng nhiều tấn khác phải dùng xe ủi xúc bỏ đi! Bị dòng nước cuốn trôi hay các loài độc ác khác tấn công, bầy cá mòi chết trôi tấp vào bờ biển Kwazulu-Natal. Bờ biển biến mất dưới lớp xác cá cao đến đầu gối, màu đen ngòm! Người dân địa phương gọi đó là “cơn sốt cá mòi”. Có người mang xô đến xúc một số ít còn tươi mang về ăn, giẫm đạp lên xác cá màu óng ánh...

Con đường di trú của cá mòi (Ảnh: TTO)

TRUNG LÊ 

Theo GEO, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video