Sao xác sống

  •  
  • 4.066

Những vụ nổ kinh thiên động địa trong vũ trụ có thể không phải lúc nào cũng hủy diệt hoàn toàn các ngôi sao, mà thay vào đó không ít trường hợp sẽ để lại tàn tích gọi là sao “xác sống”.

Sao xác sống
Ảnh: godandscience.org

Theo Space.com dẫn thông tin từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà thiên văn học đã phát hiện một vụ nổ siêu tân tinh dạng hiếm, để lại đằng sau cái mà các nhà khoa học gọi là sao “xác sống”.

Nhóm chuyên gia đã sử dụng kính Hubble và chụp được một loạt các hình ảnh của hệ sao bất thường, theo đó vụ nổ siêu tân tinh không thổi bay hoàn toàn sao lùn trung tâm, mà thay vào đó “nạn nhân” vẫn tiếp tục tồn tại trong trạng thái dật dờ, ảm đạm một cách vô hồn.

Vụ nổ tại thiên hà NGC 1309 cách đây 110 triệu năm ánh sáng được xếp vào dạng Iax, với quy mô nhỏ hơn và không tỏa sáng bằng các vụ nổ siêu tân tinh dạng Ia bình thường.

Trong khi vụ nổ Ia sẽ hủy diệt toàn bộ ngôi sao, thiên thể trong vụ nổ Iax có thể tồn tại một cách lay lắt dưới dạng sao “xác sống”, với lớp hydrogen hoàn toàn bị thổi bay cho đến tận lõi Helium.

Cho đến hiện nay, giới thiên văn học chỉ mới tìm được khoảng 30 sao “xác sống”, theo Space.com.

Theo Thanh Niên
  • 4.066