Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy hành động này ở loài rắn cạp nia có nọc độc cực mạnh, vậy nguyên nhân ở đây là gì?
Một con rắn cạp nia (tên khoa học là: Bungarus candidus) cực độc đã tấn công một con rắn nước Keelback (tên khoa học là Tên khoa học: Xenochrophis piscator) không có nọc độc ngay dưới nước và điều đáng ngạc nhiên là hành động của con rắn độc.
Con rắn cạp nia đã quấn chặt con mồi rồi cuộn xoắn theo một vòng tròn quanh cơ thể rắn nước trong khi nạn nhân cố gắng vùng vẫy để chạy thoát. Tuy nhiên chính việc cuộn xoắn cơ thể mình quanh rắn nước đã giúp cạp nia có thể giữ chặt con mồi.
Khi ở dưới nước, việc giữ chặt con mồi là rất khó vì sự ma sát sẽ bị giảm đi do nước và đây có thể là lý do khiến con rắn phải liên tục xoay mình hòng giữ chặt rắn nước cũng như làm rắn nước mất phương hướng khi phải xoay theo kẻ săn mồi.
Cuối cùng thi nọc độc cực mạnh (tỉ lệ tử vong khi một người bị rắn cắn là 70 % nếu không có huyết thanh kháng độc, nếu có huyết thanh thì tỉ lệ này cũng rất cao, 50%) đã phát huy tác dụng và con rắn cạp nia đã không cần phải xoay tròn nữa vì nạn nhân của nó đã bất động.