Vụ tai nạn hàng hải thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại, hơn 9000 người thiệt mạng chỉ trong 1 đêm

Khi nhắc đến thảm họa chìm tàu, chúng ta thường sẽ ngay lập tức nhắc đến Titanic như một biểu tượng của những con tàu đắm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong lịch sử, vụ đắm tàu được coi là thảm khốc nhất thực chất lại xảy ra vào 1945 với con tàu tên Wilhelm Gusloff (CHLB Đức).

Dù đều là thảm họa đắm tàu nhưng thay vì bị đâm vào tảng băng chìm rồi gãy đôi giống Titanic, con tàu Wilhelm lại bị 3 quả ngư lôi tấn công, qua đó để lại thiệt hại nặng nề và gây ra nỗi ám ảnh với nhiều người. Vậy, điều gì đã dẫn đến bi kịch của tàu Wilhelm Gusloff?


Con tàu được cho là to và sang trọng nhất nước Đức vào thời điểm đó. (Ảnh: The Past).

Được xây dựng như một con tàu du lịch

Năm 1937, Adolf Hitler đã cho làm một con tàu du lịch với tham vọng biến con tàu này trở thành con tàu xa hoa, sang trọng hàng đầu của Đức. Con tàu do xưởng đóng tàu Blohm & Voss thực hiện và được đặt tên theo một cố lãnh đạo bị ám sát của Đức là Wilhelm Gustloff. Để tưởng nhớ đến sự hy sinh bản thân ông dành cho đất nước, người ta đã lấy tên ông làm tên cho con tàu dài 208m, nặng 25.000 tấn này.


Dù nhỏ hơn nhưng nó lại chở số khách gấp 4 lần Titanic. (Ảnh: Getty Images).

Đầu tiên, tàu Wilhelm Gustloff chỉ làm nhiệm vụ cung cấp các hoạt động giải trí và văn hóa cho công chức và công nhân Đức, bao gồm các buổi hòa nhạc, du lịch trên biển, và các chuyến đi nghỉ khác. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, tàu Wilhelm Gustloff lại đóng vai trò như một tàu y tế. Sau này nó được chuyển hẳn sang phục vụ cho Hải quân tại cảng Baltic.

Mãi sau này, theo diễn biến lịch sử, con tàu lại trở thành một phần của hoạt động sơ tán hải quân, cứu hộ và vận chuyển hàng triệu người tị nạn, chiến sĩ, bệnh nhân,... Vào thời điểm đó những người lên chuyến tàu chỉ có mong muốn được thoát khỏi khổ đau do chiến tranh mang lại.

Tai nạn thảm khốc

Tuy nhiên, vào khoảng 9 giờ tối ngày 30/01/1945, khi  tàu Wilhelm Gustloff rời bến và đi được khoảng 13 dặm ngoài khơi bờ biển của Pomerania, nó đã bất ngờ hứng chịu sức công phá của 3 quả ngư lôi tấn công và khiến 10.582 hành khách trên tàu rơi vào bi kịch.

Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, nhiệt độ ở biển Baltic khiến nhiều người chết cóng khi chỉ còn ở mức từ -18°C đến -10°C  với băng tảng bao phủ dầy đặc trên bề mặt biển.


Con tàu lật đổ sang một phía khiến nhiều người trượt khỏi tàu. (Ảnh trich từ phim tài liệu).


Vụ tai nạn của con tàu đã khiến khoảng 9000 thiệt mạng trong 1 đêm. (Ảnh: Getty Images).

Sau khi 3 quả ngư lôi phát nổ, nhiều người đã lập tức thiệt mạng, số khác rơi xuống biển cũng không thể sống sót. Tất cả mọi người bắt đầu hoảng loạn, la hét, họ chà đạp nhau, tranh giành nhau tàu cứu sinh và áo phao, mọi nỗ lực cứu hộ của lực lượng trên tàu hoàn toàn vô hiệu. Việc bị tấn công vào phía mạn tàu đã khiến cả con tàu bị nghiêng, nhiều người bị trượt ra khỏi tàu và chết cóng trong dòng nước băng giá.

Chỉ chưa đầy 45 phút sau khi bị tấn công, con tàu đã nghiêng hẳn về một bên, rồi chúc mũi tàu xuống dưới nước, trượt dần và chìm dưới sóng biển Baltic.

Dù nhiều phụ nữ và trẻ em được phao cứu sinh cứu mạng nhưng chỉ có vỏn vẹn 1.239 người sống sót. Còn lại, hơn 9.000 người đã không may thiệt mạng và mãi đắm mình trong dòng nước băng giá của biển Baltic.

Dù không nổi tiếng như thảm kịch Titanic nhưng cho đến tận bây giờ, vẫn chưa có tai nạn đắm tàu nào có số người chết lớn như tàu Wilhelm Gustloff. Chỉ trong 1 đêm, 9000 người thiệt mạng và để lại sự ám ảnh cho đến nhiều đời sau.

Cập nhật: 28/06/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video