Vừa thức dậy uống ngay loại nước này tốt hơn thuốc bổ, ổn định đường huyết, dưỡng gan còn hạ mỡ máu!

Lợi ích của trà kỷ tử

Loại nước này bên cạnh tác dụng ổn định đường huyết còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ mắt, làm đẹp da.

Kỷ tử là loại quả màu đỏ, có nguồn gốc từ châu Á và phổ biến nhất tại khu vực này trong hơn 2.000 năm bởi nhiều công dụng cho sức khỏe. Kỷ tử được gọi là “siêu thực phẩm”, sử dụng để nấu canh, nấu cháo, chè, pha trà cũng như là một vị thuốc trong Đông y. Theo y học cổ truyền, kỷ tử có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt, chữa chân tay yếu mệt mỏi, bệnh tiểu đường, ho lao, viêm phổi,...

Đặc biệt, trà kỷ tử được các chuyên gia gợi ý uống buổi sáng khi vừa thức dậy. Chỉ cần ngâm kỷ tử với nước nóng, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 8-20g để có một loại thức uống bổ sung nước cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cùng nhiều công dụng được khoa học chứng minh:

Ổn định đường huyết

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy quả kỷ tử có khả năng cân bằng hormone insulin và lượng đường trong máu. Ngoài ra loại quả này còn có khả năng tăng cholesterol “tốt” ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2.


 Trà kỷ tử được các chuyên gia gợi ý uống buổi sáng khi vừa thức dậy.

Kỷ tử cũng ức chế một loại enzym chuyển hóa đường dư thừa thành sorbitol gây hại cho võng mạc, đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường. Nhờ đó cải thiện tình trạng mờ mắt nhức mỏi mắt do đường huyết cao, bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể mắt của người bệnh.

Bổ mắt

Trong kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, giúp bảo vệ mắt khỏi đèn tia cực tím, gốc tự do cũng như căng thẳng oxy hóa dẫn đến các rối loạn về mắt như thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc, lão hóa ở mắt,... Uống trà kỷ tử là cách bổ sung vitamin A cần thiết cho sự phát triển của mắt, da và xương.

Một nghiên cứu kéo dài 90 ngày ở người lớn tuổi cho thấy bổ sung kỷ tử làm tăng mức độ chống oxy hóa trong máu, ngăn ngừa tình trạng giảm sắc tố ở vùng trung tâm võng mạc, chống lại bệnh về mắt.

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin A và C dồi dào của quả kỷ tử hiệu quả trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, cúm,...

Đẹp da

Hàm lượng chất chống oxy hóa beta-carotene trong kỷ tử được biết đến với công dụng thúc đẩy sức khỏe làn da, giảm kích ứng cũng như tác động của lão hóa và mặt trời.

Giảm cholesterol

Sử dụng trà kỷ tử trong một thời gian dài được chứng minh làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy họp chất polysaccharides trong quả kỷ tử có thể điều hòa huyết áp và giảm mức cholesterol xấu, từ đó bảo vệ tim.


Sử dụng trà kỷ tử giúp giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Tốt cho gan

Một số nghiên cứu cho thấy kỷ tử có thể khả năng tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ và ức chế khối u tại cơ quan này. Vậy nên uống trà kỷ tử có thể thúc đẩy quá trình tái tạo gan, bảo vệ gan trước những tác động xấu.

Cải thiện tình trạng lo lắng, mất ngủ

Kỷ tử có tác dụng giảm lo lắng, cải thiện chất lượng giấc ngủ bởi các hoạt chất tốt cho thần kinh. Trà kỷ tử được biết đến với tác dụng tăng cường lưu thông máu, hữu ích với những người mất ngủ do khí huyết kém.

Lưu ý khi sử dụng trà kỷ tử

Kỷ tử an toàn với hầu hết người trưởng thành nhưng vẫn có người bị dị ứng với loại quả này. Vì vậy trước khi pha trà kỷ tử bạn nên ăn thử một lượng nhỏ quả kỷ tử để kiểm tra phản ứng. Ngoài ra kỷ tử cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang điều trị bệnh để tránh các tác dụng phụ. Phụ nữ có thai, người đang bị ốm sốt không nên sử dụng loại trà này.

Cập nhật: 21/03/2024 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video