Vùng đất khiến hàng trăm con tuần lộc chết hàng loạt, khoa học để mặc chúng phân hủy và đây là những gì đã xảy ra

Những điều bí ẩn xảy ra ở vùng đất mà tuần lộc chết hàng loạt

Tháng 8/2016, một người kiểm lâm tại Na-uy đã phải chứng kiến cảnh tượng khiến anh sững người. Đó là ở cao nguyên Hardangervidda, và trước mắt anh là xác của một đàn tuần lộc hơn 300 con.

Nguyên nhân gây ra thảm họa này thực sự có thể nói là... số trời đã định, vì đó là một trận sét đánh dữ dội. Vấn đề nằm ở chỗ thay vì thu dọn số xác ấy, các kiểm lâm quyết định bỏ mặc chúng, để kệ thiên nhiên giải quyết. Và từ đây, chúng mang đến cho khoa học những thông tin thực sự bất ngờ.


323 con tuần lộc chết đồng loạt tại cao nguyên Hardangervidda.

Cánh đồng kinh hoàng

Suốt nhiều năm, các nhà khoa học đã đứng ra quan sát thi thể đàn tuần lộc phân hủy, từ giai đoạn trương phình lên, ruồi và giòi bâu lại, cho đến khi hóa thành những bộ xương khô. Tất cả để tổng hợp ra một nghiên cứu được công bố vào tháng 6/2020 trên tạp chí Royal Society Open Science, với nhan đề "Vùng đất kinh hoàng".

"Vùng đất đáng sợ ấy đã cho chúng ta cơ hội để hiểu rõ hơn về quyết định của các loài động vật, về sự đánh đổi giữa thức ăn và an toàn, về mối quan hệ giữa loài đi săn và loài bị săn" - nghiên cứu kết luận.

Luật pháp tại châu Âu quy định xác động vật cần phải được dọn dẹp ngay lập tức khỏi hiện trường, nên về cơ bản sẽ chẳng bao giờ có chuyện được quan sát quá trình phân hủy của một cái xác cả. Do vậy, có thể nói đây là một cơ hội hết sức hiếm hoi.


Những bộ xương trơ trọi trên cánh đồng.

"Khi tới đó lần đầu tiên, có cảm giác như một đám tang vậy" - Shane Frank, trưởng nhóm nghiên cứu tại ĐH Đông-Nam Na-uy cho biết. "Thực sự rất buồn khi phải chứng kiến ngần ấy sinh mạng mất đi quá nhanh chóng".

Các nhà khoa học đã đặt camera, ghi lại vết phân và quan sát các loài vật khác đến tận hưởng "đại tiệc xác thối" này. "Qua thời gian, chúng tôi cũng mất dần cảm giác ghê sợ. Ngoài ra thì thu được rất nhiều điều thú vị" - Frank cho biết.


Các loài chim ăn xác tập trung rất đông tại khu vực này

Các loài chim ăn xác tập trung rất đông tại khu vực này trong năm 2017, nhưng đến 2018 thì gần như biến mất. Các loài gặm nhấm (chuột) thì ngược lại, đến năm 2018 mới bắt đầu bùng nổ. Theo các chuyên gia, nguyên do có thể là vì chúng sợ hãi các loài chim, nên chỉ có thể đến sau. "Ở đây có một bữa đại tiệc, rất nhiều loài đang đói sẽ đến kiếm ăn và có thể chúng chẳng thích thú gì nhau" - Frank nhận định.

Cánh đồng xác này cũng góp phần làm thay đổi thảm thực vật. Xung quanh cao nguyên, rất nhiều hạt giống cây dâu quạ (crowberry) được lũ quạ mang tới. Nhìn chung, số lượng hạt giống trong khu vực bỗng dưng tăng lên rất mạnh.

Thực chất, khoa học hiểu rằng việc để lại một thân cây đã chết trong rừng sẽ hữu ích cho nhiều loài vật. Nhưng nếu là xác động vật, nhiều nơi vẫn không muốn làm thế, bởi lo ngại phát sinh dịch bệnh.

Sẽ sớm thành chuyện bình thường

Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng dẫn đến những cơn khủng hoảng khí hậu và thời tiết cực đoan gia tăng. Những vụ "thảm sát" hàng loạt - như những gì xảy ra tại cao nguyên Hardangervidda, được dự đoán sẽ xảy ra nhiều hơn trong tương lai.


Những bữa "đại tiệc" xác thối có thể trở thành cội nguồn để tạo ra một hệ sinh thái bền vững.

Như cháy rừng tại Úc - ước tính đã giết tới cả trăm triệu, thậm chí hàng tỉ sinh vật (bao gồm cả lưỡng cư, côn trùng và các loài không xương sống) - đã gây ra xáo trộn mạnh đến hệ sinh thái. Hay như đợt thời tiết nóng bất thường tại Kazakhstan năm 2015 đã khiến các mầm bệnh vốn vô hại trở thành kịch độc, cuối cùng quét sạch 200.000 con linh dương antelope chỉ trong vài tuần. Hoặc như năm 2015-2016, cả triệu con chim biển đã chết đói vì một dòng biển nóng bất thường tại Bắc Mỹ.

Nhưng cũng chính bởi những thảm họa này, việc nghiên cứu về tác động của chúng với môi trường nếu để nguyên không xử lý lại càng trở nên quan trọng. 2 thập kỷ qua, kiến thức về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Giờ thì khác, như nhà động vật học Marcos Moleón từ ĐH Granada (Tây Ban Nha) nhận định thì là "thời đại vàng để nghiên cứu hành vi ăn xác thối" của các loài động vật. Theo ông, chính những bữa "đại tiệc" này có thể trở thành cội nguồn để tạo ra một hệ sinh thái bền vững.


Việc để xác động vật "thuận theo tự nhiên" vẫn không được cho phép ở châu Âu.

Dẫu vậy thì tại châu Âu, việc để xác động vật "thuận theo tự nhiên" vẫn không được cho phép, trừ trường hợp những cái xác ấy là nguồn thức ăn cho các loài hiếm như kền kền mà thôi. Còn không, chúng phải được dọn sạch sẽ ngay lập tức.

Có một ngoại lệ khá nổi tiếng từng xảy ra ở khu bảo tồn Oostvaardersplassen (Amsterdam, hà Lan). Khi đó, nhà chức trách đã làm một thí nghiệm tăng cường môi trường sống cho các loài ăn cỏ. Nhưng việc thiếu đi loài săn mồi (như sói) đã khiến hệ sinh thái mất cân bằng trầm trọng, và hệ quả là hàng ngàn con tuần lộc mũi đỏ bị chết đói.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Plos One hồi tháng 1/2020, những cái xác ấy đã vô tình khiến sự đa dạng sinh thái trong khu vực phục hồi. Thảm thực vật xung quanh phát triển mạnh gấp 5 lần bình thường, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài ăn cỏ và gia tăng số lượng loài săn mồi.

"Hiển nhiên, bởi có những cái xác cỡ lớn, những loài vật ăn cỏ sẽ né khu vực đó ra vì chúng thấy không tốt cho sức khỏe. Rồi bụi cỏ quanh đó sẽ phát triển mạnh, rồi cây cối xuất hiện, và chúng ta có một cảnh quan khác hoàn toàn" - trích lời Roel van Klink, nhà nghiên cứu từ ĐH Groningen (Hà Lan).

Cập nhật: 06/11/2020 Theo Pháp luật và xã hội
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video