Vượn cáo Colugo tiêu hao nhiều năng lượng hơn khi ‘bay lượn’ trong không khí

Các nhà khoa học làm việc tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng: loài vượn cáo biết bay Colugo di chuyển bằng cách trượt trong không khí nhằm tiết kiệm thời gian, bất chấp việc phải tiêu hao lượng năng lượng gấp 1,5 lần so với việc bước đi trên các tán lá.

Nắm chặt vào một thân cây, ngay từ cái nhìn đầu tiên chúng ta có thể nhầm lẫn con Colugo với con vượn cáo bình thường.


Con Colugo trên cây.

Tuy nhiên, khi con vật này nhảy lên, nó sẽ khởi động vào một vòng lượn duyên dáng, chân và đuôi của loài vật này được nối với nhau bởi các màng da ở cuối mỗi bộ phận giúp tăng cường khả năng bay lượn khi cần thiết, nó có thể kéo căng các màng da này để lướt qua những khoảng cách rộng, lên đến 150m.

Greg Byrnes và đồng nghiệp Andrew Spence, làm việc tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ đang tìm kiếm một loài động vật hữu nhũ để gắn máy đo gia tốc/máy phát sóng vô tuyến, bộ đôi trình diễn được thiết kế để theo dõi các loài động vật hữu nhũ, và con Colugo là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Con Colugo là một chiếc tàu lượn lớn và là một cơ hội để giúp chúng tôi tìm hiểu về những loài động vật mà chúng ta cần nghiên cứu”. Byrnes nói. Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm đến lịch sử tự nhiên của những sinh vật đầy sức quyến rũ này, Byrnes nhận ra rằng họ có thể sử dụng những thông tin thu thập được để tìm hiểu về lối di chuyển của con Colugo. 

Tại Singapore, Byrnes hợp tác với Norman Lim để nghiên cứu loài động vật có vú biết bay lượn này và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: thay vì tiết kiệm năng lượng, những con Colugo “trượt” để tiết kiệm thời gian. Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên Tạp chí Experimental Biology.

Theo dõi một vài con Colugo hoạt động về đêm ngủ trong rừng cây thấp, Byrnes đã bắt được 6 trong số những con Colugo này và dán máy đo gia tốc vào phía sau lưng chúng trước khi cho chúng tự do lướt đi. Thiết bị này có thể giúp thu thập dữ liệu trong 3 ngày, Byrnes và Lim, đã lần theo dấu những con Colugo cho đến khi thiết bị thu thập dữ liệu cuối cùng rơi ra và họ có thể thu hồi tất cả các thiết bị thu thập dữ liệu vài tuần sau đó. 

Sau khi đã thu thập được rất nhiều dữ liệu bổ ích, nhóm các nhà nghiên cứu gồm: Byrnes, Spence và Thomas Libby, đã quay về Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ: “Chúng tôi ghi nhận dữ liệu với số lượng 100 khung hình trong 1 giây," Byrnes nói thêm: "có một sự tăng tốc đặc biệt khi các con Colugo lướt đi trong không khí. Những gì bạn thấy là chúng nhảy vọt lên và có những lúc tăng tốc bất thình lình rồi hạ cánh, nói chung là chúng trượt rất điệu nghệ”. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu tính toán những lần tăng tốc của mỗi con Colugo cụ thể thành vận tốc dựa trên độ cao của cây và quá trình lướt đi trong không khí, và tính toán ra khoảng cách mà các con Colugo đã vượt qua sau mỗi lần bay lượn.

Phân tích các đường cong biểu diễn quá trình bay lượn của con Colugo, nhóm nghiên cứu nhận thấy “các con Colugo chỉ leo lên một độ cao khiêm tốn để bay lượn. Trung bình là 8m cho một con Colugo trượt trong không khí một quãng đường dài khoảng 30m đến 50m,” Byrnes nói. Nhưng bao nhiêu năng lượng được sử dụng để trượt qua khoảng cách này?

Tính toán của nhóm nghiên cứu căn cứ trên: lượng năng lượng được sử dụng bởi 1 động vật linh trưởng nhỏ (vốn có họ hàng gần với con Colugo), bước đi trên mặt đất, vượt qua khoảng cách từ 30m đến 50m; so sánh với lượng năng lượng được sử dụng bởi một Colugo để leo lên một thân cây và bắt đầu lướt đi trong khoảng cách 30m đến 50m. Các nhà khoa học nhận thấy rằng thay vì tiết kiệm năng lượng, con Colugo sử dụng năng lượng gấp 1,5 lần nhiều hơn so với việc đi bộ. “Đây là một điều bất ngờ, bởi nhiều người cho rằng bay lượn thì ít tốn năng lượng hơn,” Byrnes nói.

Tuy nhiên, có một điều rất rõ ràng: bay lượn trong không khí giúp con Colugo di chuyển nhanh hơn. Nếu bạn xem các loài động vật này di chuyển qua các cây, chúng di chuyển khá chậm, Byrnes nói, “Nhưng chúng có thể đi nhanh hơn 10 lần bằng cách bay lượn trong những khoảng cách dài, để chúng có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm thức ăn”, Byrnes giải thích. Bay lượn còn là hình thức di chuyển hữu hiệu nhằm bảo vệ con Colugo khỏi các kẻ thù nguy hiểm và giảm nguy cơ gặp rủi ro khi chúng leo lên các nhánh cây khẳng khiu, vì vậy đối với con Colugo việc bay lượn trong không khí có thể đem lại cho chúng nhiều lợi ích to lớn về lâu dài hơn là vấn đề tiết kiệm năng lượng.

Hồ Duy Bình (Nguồn Innovations-report)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video