Hiện tượng nhật thực hình khuyên hôm 21/5 khiến nhiều con vượn cáo đuôi chuông tại Nhật Bản có các hành động kỳ lạ.
Khoảng 20 con vượn cáo đuôi chuông trong Trung tâm Khỉ Nhật Bản tại tỉnh Aichi nhảy nhót loạn xạ hoặc trèo lên cây, cột khi mặt trăng che khuất mặt trời hôm 21/5, AFP đưa tin. Akira Kato, giám đốc trung tâm, nói rằng đó là những hành vi bất thường của vượn cáo đuôi chuông vào ban ngày.
"Chúng thường thực hiện những hành động đó vào buổi tối để làm tăng thân nhiệt", ông Kato nói.
Sau khi nhật thực kết thúc, lũ khỉ trở lại trạng thái bình thường. Chúng tiếp tục thực hiện những hành động đặc trưng của ban ngày - như nằm sưởi nắng, nhai cỏ.
Những con vượn cáo ngồi gần một số thiếu niên kh
nhật thực hình khuyên xảy ra hôm 21/5. (Ảnh: AFP)
Kato giải thích rằng hiện tượng nhật thực khiến lũ vượn nhầm tưởng mặt trời đã lặn. Vì thế chúng thực hiện các hành động đặc trưng của ban đêm.
Nhật thực hình khuyên xảy ra khi mặt trăng lọt vào giữa mặt trời và trái đất. Chúng nằm trên một đường thẳng, song do kích thước biểu kiến (là kích thước mà mắt người cảm nhận) của mặt trăng nhỏ hơn kích thước biểu kiến của mặt trời nên mặt trăng không che khuất hoàn toàn mặt trời. Do đó người quan sát trên địa cầu sẽ thấy một vành đai ánh sáng rực rỡ bao quanh mặt trăng khi nó lọt vào giữa mặt trời.
Mặc dù nhật thực là hiện tượng kỳ thú, song nó có thể gây nên hậu quả cho mắt nếu con người quan sát không đúng cách. Theo thống kê của Hiệp hội Nhãn khoa Nhật Bản, ít nhất 16 người đã phải tới bác sĩ do mắc hội chứng viêm giác mạc nhật thực. Biểu hiện của hội chứng là con người cảm thấy đau rát, cộm mắt, thị lực giảm. Những người dùng kính soi nhật thực không đúng tiêu chuẩn và nhìn mặt trời quá lâu dễ bị viêm giác mạc. Đa số bệnh nhân sẽ trở lại trạng thái bình thường sau vài ngày.