WHO công bố danh sách 12 siêu vi khuẩn đáng lo ngại nhất

Theo phóng viên tại châu Âu, ngày 27/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một danh sách 12 nhóm vi khuẩn mà thế giới phải cấp thiết phát triển các loại thuốc kháng sinh mới để đối phó, vì nguy cơ những vi khuẩn này chống lại các phương pháp điều trị hiện nay là rất đáng lo ngại. Nhóm vi khuẩn nguy hiểm nhất bao gồm các vi khuẩn đa kháng.

Dưới đây là danh sách 12 loại vi khuẩn chia thành 3 nhóm xếp theo mức độ nguy hiểm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 27/2.

Nhóm 1: Đặc biệt nguy hiểm

  • Acinetobacter baumannii, kháng carbapenem: Thường tấn công hệ thống nội tạng chứa nhiều chất lỏng và gây ra các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Pseudomonas aeruginosa, kháng carbapenem: Gây ra một loạt triệu chứng và bệnh tật như viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng mắt.
  • Enterobacteriaceae, kháng carbapenem và cephalosporin thế hệ 3: Gây ra 50% ca nhiễm khuẩn cần nhập viện mỗi năm như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu.

Theo Medical Daily, vi khuẩn trong nhóm này là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người bởi chúng kháng nhiều loại thuốc. Đặc biệt, chúng chống lại carbapenem vốn đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị vi khuẩn kháng thuốc.

Như vậy, không có cách nào để điều trị bệnh do vi khuẩn thuộc nhóm 1 gây ra. Chúng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.


WHO kêu gọi tăng cường phòng ngừa, kiểm soát các nhiễm khuẩn...

Nhóm 2: Mức nguy hiểm cao

  • Enterococcus faecium, kháng vancomycin: Gây nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Staphylococcus aureus, kháng methicillin: Chịu trách nhiệm về các bệnh dạ dày hay thường gọi là ngộ độc thực phẩm.
  • Helicobacter pylori, kháng clarithromycin: Thường ảnh hưởng dạ dày và có thể dẫn đến loét, viêm dạ dày.
  • Campylobacter, kháng fluoroquinolone: Gây ra một số bệnh dạ dày và tiêu hóa như tiêu chảy, co thắt, đau bụng.
  • Salmonella spp., kháng fluoroquinolone: Kéo đến các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, đau bụng.
  • Neisseria gonorrhoeae, kháng cephalosporin thế hệ thứ 3 và fluoroquinolone: Nguyên nhân nhiễm trùng hệ thống sinh sản và dễ dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị. Có thể gây nhiễm trùng mắt.


Vi khuẩn trong nhóm này là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người.

Nhóm 3: Mức nguy hiểm vừa

  • Streptococcus pneumoniae, không nhạy cảm với penicillin: Gây ra hàng loạt bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm xoang.
  • Haemophilus influenzae, kháng ampicillin: Chủ yếu tấn công trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dẫn đến nhiều chứng bệnh từ nhiễm trùng tai đến nhiễm trùng máu.
  • Shigella spp., kháng fluoroquinolone: Gây các bệnh đường ruột đặc trưng bởi triệu chứng tiêu chảy ra máu.

Hiện tại vẫn còn cách để điều trị vi khuẩn nhóm 2 và nhóm 3 nhưng cùng với khả năng biến đổi ngày càng cao, việc chúng kháng toàn bộ thuốc chỉ là vấn đề thời gian.

Liệt kê danh sách trên, WHO hy vọng thúc đẩy chính phủ cùng các công ty dược phẩm phối hợp cùng nhau phát triển các loại thuốc mới nhằm bảo vệ con người trước những loại siêu khuẩn đáng gờm.

Cập nhật: 28/02/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video