Xét nghiệm máu giúp giảm sinh thiết sau cấy ghép

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 22/4, một lần xét nghiệm máu để phân tích hoạt động của gen có thể giúp bệnh nhân cấy ghép tim tránh được nhiều bất tiện do phương pháp sinh thiết xâm lấn gây ra.

Hiện nay, sinh thiết vẫn là một phương pháp phổ biến nhằm giám sát việc hệ thống miễn dịch có đào thải nội tạng mới hay không.

Nghiên cứu mới này cho thấy các bệnh nhân được giám sát quá trình đào thải thông qua XNM có kết quả tương đương đối với những bệnh nhân được sinh thiết tim thường xuyên. Phương pháp XNM này có tên AlloMap được phát triển bới XDx, một công ty tư nhân có trụ sở ở Brisbane, California. 

Bác sĩ Micheal Phạm, trợ giảng khoa tim mạch thuộc Đại học Stanford và là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu này, cho biết: “Tôi nghĩ điều này sẽ tạo ra thay đổi lớn lao đối với cách nhìn nhận của chúng ta về giám sát đào thải sau cấy ghép.”

Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu này thừa nhận hình thức xét nghiệm kiểu mới này vẫn chưa đủ để đưa ra những kết luận đầy đủ về mặt chuyên môn. Tuy vậy, nó cũng giúp loại trừ những trường hợp những bệnh nhân phẫu thuật cấy ghép có nguy cơ đào thải cao trong thời gian qua.

Nghiên cứu mới do hãng XDx tài trợ này ngày 22/4 đã được công bố lần đầu tiên ở Chicago trong cuộc gặp thường niên của Hiệp hội Cấy ghép Tim và Phổi Quốc tế (ISHLT) và được đăng trên mạng tin của tạp chí y học danh tiếng "The New England Journal of Medicine."

Bất chấp các thuốc ức chế miễn dịch, khoảng 1/4 bệnh nhân cấy ghép gặp phải triệu chứng đào thải trong năm đầu tiên sau cấy ghép. Trong khi những triệu chứng như vậy có thể được điều trị bằng thuốc, họ có thể gặp tổn hại ở tim, đặc biệt là nếu việc điều trị không được bắt đầu đủ sớm để ngặn chặn vấn đề này. Trong một số trường hợp, các triệu chứng đào thải có thể gây ra tử vong.

Một số trung tâm cấy ghép đã tiến hành sinh thiết thường xuyên mỗi tuần một lần sau khi cấy ghép và vài tháng một lần trong những năm tiếp theo. Trong khi sinh thiết, bác sĩ sẽ cấy một ống nhỏ vào tĩnh mạch cổ và luồn một sợi thép tới tim để bấu một ít mô tim để tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi.

Dr. John A. Jarcho, Phó Giám đốc tờ The New England Jourrnal, cho biết giới y học phương Tây hiện đang nỗ lực phát triển các phương pháp ít xâm lấn giúp giám sát tốt quá trình đào thải để thay thế phương pháp cũ vẫn gây bất tiện và nhiều đau đớn cho bệnh nhân, trong đó có việc sử dụng chẩn đoán hình ảnh và AlloMap. Hai phương pháp trên đã được Cơ quan Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ cho phép sử dụng từ năm 2008. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một ký thuật như vậy trở thành một phương pháp xét nghiệm chính thức giúp đem lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, AlloMap là một ví dụ điển hình cho các xét nghiệm phức tạp và đắt đỏ - có chi phí lên tới 3.000 USD mỗi lần - có sử dụng công nghệ gene song nó lại “kinh tế hơn” so với phương pháp sinh thiết cổ điển nếu chưa tính sự tiện lợi cho bệnh nhân và hiệu quả về mặt chuyên môn. Phương pháp này giúp phân tích mức độ hoạt động của 11 loại gen và tính toán các thông số chỉ giúp xác định khả năng đào thải có thế xảy ra trên cơ thể người bệnh.

AlloMap được tiến hành trên 602 bệnh nhân tại 13 trung tâm cấy ghép nội tạng ở Mỹ. Những người này được cấy ghép từ khoảng sáu tháng đến một năm trước đó. Cuộc nghiên cứu chia số bệnh nhân này ra làm hai nhóm. Nhóm đầu tiên được sinh thiết định kỳ theo phương pháp cũ trong khi nhóm còn lại được tiến hành theo cách mới AlloMap với khoảng thời gian tương tự. Sau cùng, AlloMap cho kết quả tương tự với phương pháp cũ.

Bác sĩ Phạm cho biết, điều đáng chú ý là xét nghiệm gene AlloMap rẻ hơn phương pháp sinh thiết, vốn tiêu tốn tới 4.000-5.000 USD cho mỗi lần tiến hành./.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video