Xin hãy tỉnh táo, sóng 5G không lây truyền virus gây đại dịch Covid-19

Ý thức kém chưa nguy hiểm bằng tin tưởng mù quáng vào những thông tin giả trên mạng.

Virus SARS-CoV-2 lây lan ra nhiều quốc gia, đi kèm nó là những hệ lụy về kinh tế lẫn đầu óc con người. Người ta đã hoảng sợ đến mức nghĩ rằng mạng 5G chính là nguyên nhân gây bệnh. Xin đính chính lại một lần nữa: sóng truyền dữ liệu không thể tạo ra và lây truyền virus hay bất cứ sinh vật sống nào khác.

Thế nhưng sự thật hiển nhiên đó không đủ khiến người ta yên tâm. Chỉ mới đây thôi, vừa có người đốt cột phát sóng 5G vì nghĩ rằng chúng là nguồn căn gây nên đại dịch Covid-19, thậm chí họ còn buông lời đe dọa các kỹ sư mạng bằng lời lẽ khó nghe và cả hành vi bạo lực.


Hiện trường vụ đốt cột phát sóng 5G.

Thuyết âm mưu nực cười này bắt nguồn từ mạng xã hội. Cô ca sĩ người Mỹ Keri Hilson, sở hữu tới hơn 4,2 triệu người theo dõi trên Twitter, đăng tải một loạt bài đăng trên cả Twitter và Instagram trong nỗ lực cố gắng móc nối virus SARS-CoV-2 tới mạng 5G. Một bài đăng (hiện đã bị xóa) có viết:

“Người ta đã cố gắng cảnh báo chúng ta về 5G suốt nhiều năm. Nào là đơn thỉnh cầu, nào là các tổ chức được thành lập, nào là các nghiên cứu… những gì chúng ta đang phải trải qua là ảnh hưởng của bức xạ. 5G được công bố ở Trung Quốc. Vào ngày 1 tháng Mười một 2019. Người ta đột nhiên lăn ra chết”.

Đây không phải trường hợp duy nhất, nhiều hội nhóm trên Facebook và YouTube liên tục chia sẻ những thông tin sai lệch. Hồi tháng Ba, một người dùng Facebook liên kết mạng 5G với chủng mới của virus corona, nói rằng con virus này không hoàn toàn là virus. “Họ đang cố gắng dọa bạn sợ bằng một con virus giả, trong lúc đó các cột sóng 5G được dựng khắp thế giới”, anh ta khẳng định.

Người này cũng nói rằng Bill Gates, vị tỷ phú đồng sáng lập Microsoft, phát minh ra công nghệ này như một âm mưu ức chế dân số thế giới, tiếp tục cáo buộc vaccine để chữa virus SARS-CoV-2 thực tế là một con chip để gắn lên mọi người.

Hiển nhiên, các chuyên gia trong mọi ngành liên quan đều lên tiếng bác bỏ những tuyên bố vô lý này. Chủ nhiệm khoa của trường Trường Y tế Cộng đồng Colorado, giáo sư Jonathan M. Samet nói: “Câu chuyện này về mạng 5G không có bằng chứng khoa học xác thực, có khả năng là một cách đánh lạc hướng, cũng giống như những mẩu tin giả khác vậy, để khiến người ta khó kiểm soát đại dịch Covid-19”.


Câu chuyện về mạng 5G không có bằng chứng khoa học xác thực.

Brendan Carr, nhân viên Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), cho rằng bài đăng của cô ca sĩ trẻ hết sức nguy hiểm. Nói thêm rằng dịch Covid-19 không lây lan qua sóng vô tuyến, bên cạnh đó nhấn mạnh việc FCC, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) đều đã khẳng định mạng 5G an toàn.

Nếu như bạn chưa biết, thì 5G là công nghệ truyền thông tin không dây mới, sở hữu tốc độ nhanh và đang được lắp đặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dự kiến, đây sẽ là thứ thay đổi cuộc sống vốn đang hòa quyện với công nghệ của chúng ta, và sẽ là “xương sống” của những công nghệ hiện đại như xe tự lái, thực tế tăng cường tiên tiến, v.v… Hay cơ bản nhất, đó là khả năng truy cập Internet của người dùng trong thời đại số.

Nhưng từ khi mạng 5G xuất hiện trên báo đài, người ta đã nhìn nó bằng ánh mắt hoài nghi, rằng thứ mạng siêu nhanh này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Một phiên bản của 5G mang sóng mili-mét, là những sóng có tần số cực cao và không thể đi được xa, vì thế công nghệ 5G mới cần những trạm phát sóng 5G được đặt đó đây. Người ta lo ngại loại sóng này sẽ gây ung thư não, giảm khả năng sinh sản, khiến người dùng đau đầu và nhiều mối lo khác.

Thế nhưng FCC và FDA đều khẳng định sóng này an toàn, các nghiên cứu liên quan cũng cho thấy sóng 5G không gây hại, bất kể sóng phát ra từ điện thoại hay cột tín hiệu. Cũng phải nói thêm, 5G vẫn là công nghệ mới, chưa rõ chúng có ảnh hưởng lâu dài gì tới sức khỏe. Cần thời gian để trả lời câu hỏi hóc búa này.

Nhưng thời gian chưa đủ lâu để khoa học nghiên cứu, người ta đã mạnh miệng khẳng định thứ công nghệ không nhìn thấy được bằng mắt thường này lây lan một sinh vật không thể thấy được bằng mắt thường, virus corona. Cũng giống như nhiều virus khác, thứ sinh vật gây nên đại dịch Covid-19 lây từ người sang người thông qua tiếp xúc gần, cụ thể là khi người khỏe mạnh tiếp xúc với giọt bắn xuất phát từ người mang bệnh.

Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm đại trà chỉ hiệu quả đến mức độ nào đó, nên chính phủ nhiều nước đang áp dụng phương pháp cách ly xã hội, hạn chế người dân ra đường nhằm tránh lây nhiễm chéo virus. Thế nhưng lẽ thường và luật pháp không đủ để ngăn người ta đốt cột phát sóng 5G vì lo sợ đây là thiết bị lây lan virus. Hạn chế được những hành vi phá hoại như trên, chính phủ các nước mới có thể tập trung vào việc kiềm chế đại dịch Covid-19, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Cập nhật: 08/04/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video