Xuất hiện thêm miệng hố bí ẩn ở Siberia

Một miệng hố có đường kính 20 m mới được phát hiện ở vùng Siberia của Nga, gây lo ngại cho người dân địa phương.

Miệng hố bí ẩn lại xuất hiện ở Siberia

Rinat Sharifullin, cư dân vùng Novokuznetsk của Siberia, là người đầu tiên phát hiện miệng hố bí ẩn cách nhà khoảng 100 m. Nó có đường kính khoảng 20 m và sâu 30 m. Theo Rinat, miệng hố có thể hình thành do tác động của hầm mỏ bỏ hoang dưới lòng đất.


Miệng hố mới hình thành ở vùng Novokuznetsk của Siberia. (Ảnh: Siberian Times)

"Chúng tôi phải rời khỏi đây. Có nhiều mỏ sâu trong lòng đất bên dưới vườn của chúng tôi và đã ngưng hoạt động từ những năm 1990", Natalia, vợ của Rinat, nói. Người dân tại đây lo sợ rằng chúng có thể "nuốt" nhà của họ.

Nhân viên của cơ quan khẩn cấp địa phương đã có mặt tại khu vực này, lập rào chắn xung quanh, lấp đất và tiến hành điều tra.

Theo RT, vị trí miệng hố mới cách khu vực từng xuất hiện các cấu trúc tương tự khoảng 3.500 km. Từ tháng 7/2014, các chuyên gia phát hiện ba miệng hố lớn đầu tiên ở Siberia nhưng không rõ nguyên nhân.

Theo giả thiết, khí hậu ấm lên toàn cầu làm khí methane bên dưới băng bị giải phóng đột ngột, gây ra những vụ nổ lớn dưới lòng đất và tạo nên hiện tượng này. Các nhà địa chất học cho biết một số miệng hố tương tự có thể từng tác động đến sự hình thành một số hồ nước trên bán đảo Yamal của Siberia.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video