Xương rồng xâm lấn đất nông nghiệp tại Kenya

Các nhà chức trách Kenya đang chật vật tìm giải pháp ngăn xương rồng Opuntia xâm chiếm đất nông nghiệp ở miền bắc nước này.


Nông dân Kenya cố gắng phá bỏ một cụm xương rồng Opuntia. (Ảnh: Loisaba Conservancy).

Xương rồng Opuntia đã trở thành "cái gai" đối với nhiều cư dân Kenya khi nó dần bóp nghẹt sinh kế của họ. Với thân dày không lá được bao phủ bởi những chiếc gai sắc nhọn, loài thực vật này đã xâm chiếm hàng nghìn ha đất chăn thả gia súc ở những vùng khô hạn và bán khô hạn của Kenya.

Opuntia không thể làm thức ăn cho lạc đà, bò, dê, hay vật nuôi khác. Chúng lan nhanh trên đất, lấy hết nước mà thảm thực vật tự nhiên có thể sử dụng, dần dần làm suy thoái đồng cỏ - nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng của gia súc. Những chiếc gai nhọn như kim của chúng còn giết chết nhiều loại thực vật cạnh tranh khác như một cơ chế bảo vệ và sinh tồn.

Mặc dù có thể nhìn thấy ở khắp nơi bằng mắt thường, các phương tiện giao thông vẫn khó tránh khỏi gai nhọn của Opuntia khi chúng lây lan dọc các con đường chính, làm xước sơn xe cộ.

Tiến sĩ Eunice Githae từ Khoa Khoa học Sinh học tại Đại học Chuka của Kenya cảnh báo rằng, các loài ngoại lai xâm hại là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học, an ninh lương thực và phúc lợi của con người.

"Chúng có khả năng cạnh tranh cao, cũng như cơ chế sinh sản và phát tán hiệu quả. Trong một môi trường mới, những loài như vậy sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng nếu không có động vật tiêu thụ hoặc ký sinh trùng ức chế sự phát triển của chúng", Githae cho biết.


Xương rồng Opuntia xâm lấn đất chăn thả gia súc ở miền bắc Kenya. (Video: Reuters)

Sự xâm lấn của Opuntia gây cạn kiệt tài nguyên đất và nước, làm suy giảm mức đa dạng của các loài thực vật, dẫn đến thiếu hụt thức ăn cho gia súc, can thiệp vào hoạt động chăn thả, tăng chi phí quản lý và giảm năng suất của ngành chăn nuôi, cuối cùng đe dọa an ninh lương thực.

Joseph Letunyoi, một nông dân người Kenya làm việc tại trung tâm nuôi trồng lâu năm Laikipia, đang kêu gọi thanh niên thu hoạch xương rồng xâm lấn và kiếm tiền từ nó.

Họ thu hoạch cây trên diện rộng, sau đó lấy quả, cho vào máy xay để tách hạt và cùi. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách chế biến phần cùi thành nước trái cây, sữa chua, kem dưỡng da và các sản phẩm khác, trong khi hạt được ép lấy dầu để làm xà phòng.

Với phần lá còn lại, chúng được nghiền nhỏ và xử lý trong bể phân hủy sinh học, tạo ra khí methane được cộng đồng địa phương sử dụng để sưởi ấm và nấu ăn.

Bên cạnh đó, Cơ quan Quản lý Môi trường Quốc gia Kenya (NEMA) đang làm việc với Trung tâm Nông nghiệp và Khoa học Sinh học Quốc tế trong một nỗ lực ức chế sự phát triển của Opuntia bằng côn trùng.

NEMA hy vọng việc thả rệp son (Cochineal), loài bọ chuyên hút nhựa sống của cây xương rồng, sẽ làm giảm sự lây lan của Opuntia. Cơ quan này tin rằng phương pháp kiểm soát sinh học sẽ tiết kiệm chi phí hơn, đồng thời giúp khôi phục đất đai cho động vật hoang dã và sinh kế cho nông dân địa phương.

Cập nhật: 13/01/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video