Tất cả chúng ta đều dễ mắc bệnh nhiễm trùng, phần lớn là sổ mũi nhẹ, nhưng cũng có một vài trường hợp nghiêm trọng hơn. Chúng ta giải thích bệnh lây lan như thế nào, tại sao một số người lại dễ mắc hơn các người khác và ngăn cản chúng bằng cách nào?
Bản chất con người là tìm kiếm sự chúng giải thích cho những gì đã xảy ra với mình. Vì vậy, khi ta bị nhiễm trùng, chúng ta muốn biết xem nó bắt nguồn từ đâu và tại sao chúng ta lại mắc bệnh.
Bệnh này thường không thể đoán biết chắc chắn. Bệnh nhiễm trùng là do vi sinh vật cực nhỏ gây nên, virus và nấm nên chúng ta không thể nhìn thấy đường lan tràn của chúng. Mặc dù chúng ta có thể, nhưng sẽ khó nhận ra tất cả những nguy hiểm giữa hàng triệu vi khuẩn nhỏ vô hại bao quanh chúng ta.
Qua nhiều năm, khoa học đã phát hiện ra nơi những vi khuẩn cực nhỏ gây hại nằm ẩn nấp và cách di chuyển của chúng thế nào. Điều này giúp các bác sĩ dự đoán xu hướng bệnh. Vậy chỉ có những cuộc kiểm tra cẩn thận ở phòng thí nghiệm mới có thể biết vết tích nguồn gốc của bệnh nhiễm trùng.
Vi sinh vật
Khuẩn E.coli (Ảnh: BBC) |
Nhiều vi khuẩn và virus trong nhà chúng ta là vô hại, hoặc cơ thể chúng ta có khả năng chống lại chúng. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh có thể mang đến bởi những người lạ. Ví như, nếu ai đó bị cảm, họ sẽ phát tán đầy virus vào không khí khi hắt hơi và để lại mầm mống gây bệnh trên bất cứ thứ gì họ tiếp xúc. Và chúng ta có thể bị lây nhiễm khi hít thở hoặc đụng chạm vào một vật đã bị bẩn hoặc ô nhiễm.
Khi chúng ta đến môi trường mới, chúng ta sẽ phải tiếp xúc với những loại vi khuẩn hoặc virus mà hệ miễn dịch của ta chưa từng “chạm trán” trước đó. Do đó, mặc dù những mầm bệnh mới không gây nên bệnh gì cả nhưng cũng khiến những người mới đến cảm thấy không được khoẻ.
Nhiễm trùng từ thức ăn
Thức ăn và nước uống cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Thực phẩm sống có chứa nhiều vi sinh vật nhỏ. Hầu hết chúng vô hại hoặc tốt cho cơ thể bởi sự sinh trưởng trong ruột và bảo vệ chúng khỏi các vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nhiều tác nhân khác có thể gây bệnh, đặc biệt, nếu thức ăn bị nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc với rác thải động vật, hay chưa được nấu chín hoàn toàn.
Năm 1980, sự bùng nổ của bệnh nhiễm trùng với tác nhân gây hại là E.coli, một loại vi khuẩn thường gặp ở ruột động vật được tìm thấy trong nhiều loại thịt bò băm viên. Từ đó, nhiều bệnh nhiễm trùng khác với vi khuẩn này đều bị coi là xuất phát từ việc ăn thịt bò nấu chưa chín.
Tiếp xúc gần
Khuẩn Salmonella (Ảnh: BBC) |
Ngay từ khi mới sinh ra, chúng ta đã bị nhiễm các loại vi khuẩn hoặc virus từ da hoặc các dịch trong cơ thể người mẹ. Trong các loại vi khuẩn đó thì có một số loại nguy hiểm như virus Viêm gan B, HIV, Herpes hoặc một loại vi khuẩn phổ biến trên da là khuẩn tụ cầu. Khi lớn lên, vi khuẩn lậu và HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục.
Việc tiếp xúc với động vật khiến chúng ta bị phơi nhiễm với những loại vi khuẩn mới. Một vết cắn của chó dại có thể gây bệnh dại, hoặc chúng ta dễ nhiễm khuẩn Salmonella (một loại vi khuẩn khiến thức ăn trở nên độc hại) khi dọn dẹp chuồng của loài bò sát.
Nhiễm khuẩn tại bệnh viện
Một số các cơ sở y tế, đặc biệt là bệnh viện lại là nơi chứa vô số các loại vi khuẩn nguy hiểm. Bản thân bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn vì hệ miễn dịch của họ đang bị suy yếu vì đang bị ốm.
Tệ hơn nữa, các vi sinh vật khi mà sống sót sau mỗi đợt điều trị lại trở nên kháng thuốc hay mạnh hơn. Một ví dụ gây ra nhiều sự lo lắng trong những năm gần đây là tụ cầu vàng kháng Methicillin.
Các loại vi khuẩn này rất dễ lây truyền. Những người khoẻ mạnh có thể sống chung với việc có chúng trên da hay trong mũi mà không hề bị bệnh. Đây gọi là một sự “thực dân hoá” hay còn gọi là người mang mầm bệnh.
Các nhân viên Y tế, khách đến thăm hay người nhà bệnh nhân) chính là người đem vi khuẩn phát tán. Khoảng 30% trong số chúng ta trở thành ngưòi mang mầm bệnh tụ cầu vàng và vô tình truyền vi khuẩn này cho những người dễ bị nhiễm trùng vết thương.
Sự nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng
Tại sao có người dễ bị nhiễm trùng, có người lại không? Bệnh phụ thuộc vào những yếu tố nào và làm sao hệ miễn dịch có thể bảo vệ được cơ thể.
- Gen: Ít hoặc nhiều sự dị thường về gen có thể làm giảm sự miễn dịch khiến con người đặc biệt dễ bị nhiễm trùng.
- Tiếp xúc trước: Nếu cơ thể của chúng ta bị vi sinh vật kí sinh trước, hệ thống miễn dịch có thể bị ảnh hưởng nhanh hơn.
- Tuổi tác: Trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị nhiễm trùng và ít có khả năng kháng bệnh.
- Bệnh tật: Người hay ốm đau có thể bị suy giảm hiệu quả của hệ miễn dịch.
- Dược phẩm: Nhiều loại thuốc uống có thể cản trở hệ miễn dịch như các loại steroid dùng để chữa bệnh hen suyễn.
- Phẫu thuật: Da là một hàng rào chủ yếu đối với sự nhiễm trùng, tuy nhiên, khi những vết mổ hay vết xước do chấn thương hay phẫu thuật lại tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể.
- Thiếu dinh dưỡng: Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch.
Cách phòng tránh
Trong tương lai, với khoa học tiên tiến và các thí nghiệm tinh vi có thể giúp chúng ta biết được điểm xuất phát của những bệnh nhiễm trùng. Cho tới khi đó, việc phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng là vô cùng cần thiết.
- Rửa tay đều đặn (đây là một điều cần thiết làm giảm nguy cơ gây nhiễm trùng khác).
- Giữ cho hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh bằng việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thường xuyên và có sự nghỉ ngơi hợp lí.
- Cất gĩữ thực phẩm cẩn thận và luôn nấu chín.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Tránh xa các tình huống có nguy cơ mắc bệnh cao vì thế tránh những người bị cảm cúm và cảnh giác cao độ khi vào bệnh viện.
Thanh Mai