Báo động chỉ số IQ của trẻ

  •  
  • 1.491

Một công trình nghiên cứu của Mỹ đã chứng minh rằng, trẻ em mà khi mẹ mang thai bị phơi nhiễm trong môi trường PAH cao sẽ có chỉ số thông minh IQ tổng thể và IQ ngôn từ thấp.

Môi trường ô nhiễm PAH là môi trường có hàm lượng các hydrocacbon thơm đa vòng (popycyclic aromatic hydrocarbon, viết tắt là PAH) cao vượt chuẩn quy định. Ô nhiễm PAH gây nên bởi sự đốt cháy than, xăng dầunhững chất hữu cơ khác rồi thải vào khí quyển. Hàm lượng của chúng được coi là cao khi trên mức 2,26 nanogam/mét khối (ng/m3).

Công trình của Viện Y tế Môi trường Quốc gia, Cục Bảo vệ Môi trường và một số tổ chức tư nhân tài trợ đã chứng minh: trẻ em mà khi mẹ mang thai bị phơi nhiễm vượt chuẩn PAH tại New York, sẽ có chỉ số thông minh IQ tổng thể và IQ ngôn từ thấp hơn các trẻ em mà khi mang thai mẹ bị phơi nhiễm PAH dưới chuẩn, từ 4,31 đến 4,67 điểm.

Trẻ em bị ảnh hưởng nhiều về môi trường. 
(Ảnh minh họa: Daily mail)

Sự chênh lệch những trên 4 điểm về chỉ số IQ đối với ngành giáo dục là rất có ý nghĩa, nó phản ánh qua những phép trắc nghiệm chuẩn hoá về mặt tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng này có thể thay đổi theo từng cá nhân.

249 trẻ em ở lứa tuổi lên 5 xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau được kiểm tra và tính điểm các chỉ số IQ ngôn từ, IQ hành vi và IQ tổng thể.

"Công trình nghiên cứu về mối liên quan theo tỷ lệ nghịch giữa hàm lượng PAH thực tế ở nhiều thành phố và chỉ số IQ của trẻ bị phơi nhiễm khi còn là bào thai trong bụng mẹ là hồi chuông báo động khẩn cấp đối với tất cả chúng ta” – bà Linda Birnbaum, Viện trưởng Viện Y tế Môi trường Quốc gia nói – “Chúng ta cần tìm mọi cách ngăn ngừa để mức độ ô nhiễm khỏi ảnh hưởng đến trí thông minh của thế hệ tương lai”.

Những người mẹ khi bắt đầu mang thai luôn luôn đeo bên mình máy ghi chất lượng không khí. Các nhà nghiên cứu đã triển khai các mô hình để xem xét mối liên quan giữa sự phơi nhiễm các chất PAH và chỉ số IQ, có tính đến cả những yếu tố khác như sự phơi nhiễm khói thuốc thụ động, nồng độ chì, trình độ văn hoá của người mẹ, chất lượng chăm sóc trong gia đình...

Tác giả chính của công trình nghiên cứu Frederica P. Perera, giáo sư Trường Y tế cộng đồng thuộc ĐH Coumbia kiêm Viện trưởng Viện Y tế Môi trường của trẻ em cho biết: "Mức độ giảm chỉ số IQ tổng thể ở đây tương đương với hậu quả phơi nhiễm chì nồng độ thấp. Phát hiện này cần được quan tâm. IQ là một chỉ số dự báo quan trọng trong việc học hành của trẻ và PAH là chất ô nhiễm phổ biến tại môi trường đô thị toàn thế giới".

Rất may là tình trạng ô nhiễm PAH là điều có thể chủ động khống chế thông qua việc kiểm tra kiểm soát, cùng với sự thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch và sự can thiệp của chính sách.

T.H. - Vietnamnet (TheoMedinePlus.com)
  • 1.491