Bí ẩn của sao bạn Thiên Lang (Sirius) và người Doxiang

  •   3,54
  • 17.381

Người Doxiang

Nước cộng hòa MaLi nằm ở phía Tây châu Phi. Bên bờ sông Nil của quốc gia này có một dân tộc thổ dân tên là Doxiang sinh sống.

Cuộc sống của họ lấy trồng trọt và du mục làm chính. Đời sống của họ rất khó khăn nghèo khổ, phần lớn dân sống ở nông thôn hoặc trong một số hang động trong rừng núi. Họ không có chữ viết riêng, từ đời này qua đời khác chỉ truyền lại bằng miệng, bện thừng đánh dấu sự việc. Nếu nhìn từ góc độ này thì họ cũng không có gì khác so với các dân tộc da đen Tây Phi khác. Nhưng nghi lễ tôn giáo mà họ cử hành lại đem đến nhiều ngạc nhiên và thu hút sự chú ý của các nhà nhân loại học và thiên văn học trên thế giới.

Cứ mỗi chu kỳ 600 năm, khi Sao Thiên Lang xuất hiện giữa hai đỉnh núi thì người Doxiang lại cử hành nghi lễ tôn giáo Sigui long trọng nhất, lớn nhất trong đời sống tôn giáo của họ.

Những năm 20 của thế kỷ XX, hai nhà nhân loại học người Pháp Gria và Didelun đến Tây Phi cùng ăn cùng ở với người Doxiang 10 năm. Bằng quan hệ qua lại lâu dài, thân thiết họ đã chiếm được sự tin tưởng tín nhiệm và tình cảm của người Doxiang. Từ những thầy cúng cao cấp, họ biết được người Doxiang trong quá trình duy trì tôn giáo tín ngưỡng của mình hàng trăm nghìn năm nay, luôn ẩn giấu tri thức chính xác đặc biệt về một hiện tượng thiên văn. Trong giáo lý tôn giáo thần bí của người Doxiang giữ gìn tư liệu tường tận về một ngôi sao ở rất xa, mà ngôi sao này hàng trăm năm trước đây không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cho đến ngày nay, nếu không có sự trợ giúp của kính viễn vọng hiện đại nhất thì cũng không thể quan sát, đo đạc được.

Thầy cúng

Ngôi sao  này chính là ngôi sao bạn của Sao Thiên Lang. Người Doxiang gọi là "Pak Tolu", "Pak" cói nghĩa là "nhỏ", "Tolu" có nghĩa là "sao". Họ còn nói đây là "ngôi sao nặng nhất" có màu trắng. Thật kỳ lạ khi người Doxiang đã nói chính xác ba đặc trưng cơ bản của ngôi sao này: Nhỏ, nặng và màu trắng. Trên thực tế, sao bạn Thiên Lang đúng là Ngôi sao trắng lùn.

Gọi là Sao trắng lùn, không phải gọi riêng một ngôi sao nào đó mà là tên gọi chung cho một loại sao có những điểm "trắng""lùn". "Trắng" nói rõ nhiệt độ của nó rất cao, nhiệt độ bên ngoài của sao trắng lùn khoảng 10.000 độ C phát ra ánh áng trắng, "lùn" nói rõ thể tích của nó nhỏ. Các nhà thiên văn học cho biết: Một, hai trăm ngôi sao trắng lùn ghép lại với nhau mới to như Mặt trời, còn một ngôi sao trắng lùn nhỏ nhất chỉ to bằng một phần nghìn vạn Mặt trời.

Trên bầu trời phía Đông Nam và mùa Đông mỗi năm, chúng ta có thể nhìn thấy sao hằng tinh (như sao Chức Nữ, Mặt trời) sáng nhất trên bầu trời, nó chính là sao Thiên Lang. Thể tích của nó lớn gấp hai Mặt trời, nhưng ánh sáng của nó lại gấp 20 lần Mặt trời. 

Ghi thức cúng lễ

Bên cạnh nó còn có một ngôi sao nhỏ không nhìn thấy quay quanh, ngôi sao nhỏ này chính là sao bạn Thiên Lang. Tuy có thân hình bé nhỏ, nhưng thể trọng của nó rất lớn, đúng như người Doxiang đã nói nó là một ngôi sang trắng lùn.

Các nhà thiên văn học phỏng đoán, sao bạn Thiên Lang có vào năm 1844. Họ phán đoán sao bạn Thiên Lang nhất định chịu ảnh hưởng, sức hút của một ngôi sao khác, từ đó dẫn tới sự vận động của nó không có quy tắc. Năm 1930, nhờ có sự trợ giúp của kính viễn vọng với tầm nhìn rất xa và các dụng cụ thiên văn hiện đại, người ta mới nhận biết được nó là một ngôi sao kèm (hộ tinh) có thể tích nhỏ nhưng mật độ lại cực lớn.

Nhưng đối với loài người trên Trái đất, ngôi sao đó ở quá xa và nó quá nhỏ, khiến người ta lại bắt đầu nghi ngờ liệu nó có thể gây ảnh hưởng tới Sao Thiên Lang không?

Quỹ đạo chuyển động  sao kèm Thiên Lang

Chúng ta không thể không đặt câu hỏi, người Doxiang sinh sống trong các hang động ở châu Phi, làm sao lại có thể có những tri thức hiểu biết về ngôi sao này? Phải chăng họ dựa vào linh cảm? Không chỉ có thế, người Doxiang còn vẽ một cách chuẩn xác trên cát quỹ đạo hình bầu dục sao kèm Thiên Lang chuyển động vòng quanh Sao Thiên Lang, so với sự quan trắc của các nhà thiên văn học hầu như không sai chút nào. Người Doxiang nói, chu kỳ quỹ đạo của sao kèm Thiên Lang là 49,5 năm (trên thực tế con số chính xác là 50,04 năm), bản thân nó tự quay quanh trục chuyển động (điều này cũng được các nhà thiên văn học chứng thực). Người Doxiang cho rằng, sao kèm Thiên Lang là ngôi sao được thần thánh tạo ra, là trung tâm của Vũ trụ. Ngoài ra, họ còn biết từ rất sớm các tri thức về thiên văn, về những hành tinh xung quanh Trái đất. Ví dụ như, Sao Mộc có bốn vệ tinh chủ yếu, họ có bốn loại phương pháp làm lịch, tuần tự lấy Mặt trời, Sao Thiên Lang, Mặt trăng và Sao Kim làm căn cứ.

Na Mẫu

Những người làm công việc tế lễ ở địa phương nói, tri thức thiên văn học của họ có được là nhờ sinh vật có trí tuệ của hệ Sao Thiên Lang cứ tới Trái đất truyền cho người Doxiang, họ gọi sinh vật này là Na Mẫu. Trong truyền thuyết người Doxiang, Na Mẫu từ một nơi nào đó ở phương Đông - quê hương người Doxiang hiện nay đến Trái đất. Bề ngoài của Na Mẫu vừa giống cá lại vừa giống người, là một loài sinh vật lưỡng thể sống trong nước.

Trong các bức họa và điệu múa của người Doxiang đều giữ lại truyền thuyết có liên quan đến Na Mẫu. Người Doxiang luôn cho rằng, dân tộc họ vốn không phải là sinh sống trên mảnh đất hiện nay, họ là hậu duệ của người Berber, dân tộc cổ xưa ở Bắc Phi. Người Berber mới đầu sinh sống ở đầu Bắc sa mạc Sahara. Từ thế kỷ I, II sau Công nguyên họ mới bắt đầu di chuyển xuống phía Nam, đến kết hôn với người da đen, nên dần dần họ cũng trở thành tộc người da đen. Mặc dù Đạo Do Thái có ảnh hưởng rất lớn, nhưng họ vẫn giữ tôn giáo của tộc mình.

Những tri thức về Sao Thiên Lang mà người Doxiang lưu truyền qua hàng năm vẫn hoàn toàn trùng hợp với những tri thức về ngôi sao này mà các nhà thiên văn học hiện đại tìm hiểu được. Từ đâu họ có được tri thức thiên văn học thần kỳ ấy? Có thể khẳng định, không có kính viễn vọng thì con người không thể nhìn thấy sao kèm Sao Thiên Lang. Nhưng người Doxiang cổ đại chắc chắn là không có kính viễn vọng. Phải chăng những tri thức mà họ có được đúng là do sinh vật của hệ sao Thiên Lang dạy cho? Nếu như không phải, thì tri thức về Sao bạn Thiên Lang của người Doxiang có được từ đâu?




H.T sưu tầm
  • 3,54
  • 17.381