Loại đồ uống này sử dụng một thành phần không ngờ tới chính là nước thải tái chế từ một tòa nhà ở San Francisco, Mỹ.
Người đứng đầu công ty tái chế Epic Cleantec giải thích: "Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân cư để sản xuất bia, nghe có vẻ mất vệ sinh nhưng nó lại rất hữu ích trong thời điểm miền Tây nước Mỹ đang phải vật lộn với hạn hán kinh, ngày càng tồi tệ hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu".
Bia được sản xuất từ nước thải từ một tòa nhà. (Ảnh: Science et vie).
Bia đã gắn kết mọi người lại với nhau kể từ buổi bình minh của loài người. Do đó, đây là một bước đi đáng kinh ngạc để cho công chúng thấy rằng, trong thời điểm biến đổi khí hậu, nước tái chế là một cách tuyệt vời để đảm bảo sự sinh tồn cho cộng đồng chúng ta và cho các thế hệ mai sau".
Nước thải để sản xuất bia có nguồn từ nước tắm, bồn rửa mặt hay máy giặt của một tòa nhà với 550 căn hộ, nước đã được xử lý ngay tại tầng hầm. Trước đó, nước thải được đưa trở lại để dân cư sử dụng sinh hoạt, trừ việc nấu ăn, uống.
Luật pháp bang California cấm việc chuyển loại nước thải này sang thức uống có cồn. Trên thực tế, sau khi được lọc, nước thải trở nên trong suốt như pha lê. Các nhà khoa học khẳng định nó đáp ứng hoặc vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước uống của liên bang.
Để chứng minh điều đó, công ty tái chế Epic Cleantec đã hợp tác với một nhà máy bia để tạo ra loại bia lấy cảm hứng từ Kölsch của Đức và sản phẩm mới này không có sự khác biệt về hương vị với bia chính thống.
Lọc nước theo ba giai đoạn
Đầu tiên, chất lỏng trải qua quá trình xử lý sinh học, cho vi khuẩn tấn công và triệt tiêu các chất gây ô nhiễm, nó giống như việc thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày con người.
Sau đó, nước được lọc qua các màng siêu nhỏ, có đường kính bằng 1/1000 đường kính sợi tóc người và cuối cùng là công đoạn được khử trùng bằng tia cực tím và clo.
Nước thải đã qua xử lý thậm chí còn tinh khiết hơn nước máy từ bang California. (Ảnh: Science et vie).
Kết quả này khiến Chris Garrett, ông chủ nhà máy bia Devil's Canyon, nơi sản xuất 7.200 lon sử dụng nước từ tòa nhà trên tỏ ra ngạc nhiên. "Có lẽ chúng tôi đã bắt đầu sử dụng nguồn nước sạch hơn nguồn nước từ thành phố", ông chia sẻ.
Hương vị cuối cùng vượt quá mọi mong đợi của Chris Garrett, thậm chí một trong những người bạn nghiên cứu của ông đã uống thử mà không thể phân biệt được nó với một loại bia cổ điển.
Bia từ nước thải được phân phối miễn phí trong các sự kiện lớn như tuần lễ khí hậu diễn ra tại New York gần đây, hai công ty muốn thay đổi luật California để thức uống này có thể thương mại.
Tại Hoa Kỳ, một số nơi như Scottsdale, Arizona từ lâu đã tái chế nước thải từ các nhà máy để tưới sân gôn và cây trồng. Những nơi khác như Quận Cam, California, đưa nước qua xử lý này trở lại nguồn nước ngầm, hoạt động như một lớp đệm trước khi quay trở lại các khu dân cư dùng sinh hoạt.
Đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài trong khu vực và nó ngày càng trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu, nguồn nước đang cạn kiệt.
Sông Colorado, nơi hàng triệu người Mỹ phụ thuộc vào đang ngày càng bị đe dọa. Vì vậy, các cơ quan chức năng đang xem xét việc tái chế nước thải để tái sử dụng trực tiếp mà không qua công đoạn trả lại môi trường tự nhiên.
Một số chuyên gia cho biết, California phải áp dụng các biện pháp mới theo hướng này vào cuối năm 2023. Nó được gọi là nước tái sử dụng trực tiếp có thể uống được (DPR), đã có hiệu lực từ năm 1968 tại Namibia, thuộc đô thị sa mạc Windhoek.
Nhưng nó làm dấy lên căng thẳng ở Mỹ, những người gièm pha đã ám chỉ câu chuyện nước thải, bỏ qua quá trình tái chế, để khơi dậy sự mất an toàn vệ sinh trong cộng đồng.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Stanford, nước thải tái chế có thể uống được và thậm chí ít độc hại hơn các nguồn nước máy khác vì nó được xử lý nghiêm ngặt hơn.