Bụi liên sao có thể đã tạo ra Hệ Mặt trời?

  •  
  • 2.002

Nhóm các nhà thiên văn học tìm thấy một số bụi liên sao, tham gia hình thành Trái đất và Hệ Mặt trời cách đây hàng tỉ năm, nghiên cứu mới được công bố trên Thông báo Thiên văn của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Anh.

Loại bụi liên sao mới được phát hiện là quan trọng bởi vì nó là loại bụi tồn tại đầu tiên trước khi hình thành Hệ Mặt trời, hành tinh và các ngôi sao.

Sau đó, nhiều sao chổi cổ đại đi qua gần Mặt trời, chúng giải phóng bụi có thể chạm tới quỹ đạo của Trái Đất, và lắng xuống qua bầu khí quyển. Từ đó, bụi có thể được thu thập và nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử. Đó là cách thức nhóm nghiên cứu phân tích chất bụi mới trong nghiên cứu này.

Các hạt bụi này nằm trong các sao chổi cổ liên hành tinh
Các hạt bụi này nằm trong các sao chổi cổ liên hành tinh. (Nguồn ảnh: phys).

"Các hạt bụi này nằm trong các sao chổi cổ liên hành tinh, tồn tại từ thời gian trước khi hình thành các hành tinh trong hệ mặt trời, và nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về thành phần hóa học của những khối xây dựng vũ trụ thời sơ khai", đồng tác giả nghiên cứu James Cliston, một nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley cho biết.

Bụi sao chổi liên sao này chứa nhiều thủy tinh cùng với kim loại và sulfua, còn được gọi là GEMS. Chúng cực kì nhỏ và có độ dày dưới 1/100 độ dày của tóc người.

Khám phá này rất là quan trọng bởi vì nó thay đổi sự hiểu biết hiện tại về cách các hành tinh khác nhau hình thành trong Hệ mặt trời.

Thậm chí, nó có thể thay đổi hoàn toàn nhận thức hiện tại của chúng ta về vũ trụ.

Ngoài ra, các nhà khoa học có kế hoạch thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác, để có một cái nhìn sâu hơn về bụi liên sao, cũng như để hiểu sự hình thành của các hệ thống hành tinh, cũng như cách chúng tồn tại rải rác khắp vũ trụ.

Cập nhật: 07/07/2018 Theo kienthuc
  • 2.002