5 sinh viên người Đức đang sáng chế buồng tắm trên vũ trụ. Loài người chinh phục được vũ trụ kể từ khi Gagarin bay vào vũ trụ, vậy mà chuyện tắm táp trên đó vẫn khó khăn đến vậy.
|
Hình ảnh minh họa |
Đầu thập kỷ 70, người Nga chế ra một loại bao tải dùng trên tàu Mir và dùng trên cả chiếc Skylab của Mỹ. Khi tắm, các nhà du hành vũ trụ chui vào đó, thắt chặt dây để nước khỏi bay ra rồi xả nước cho bay tứ tung trong bao.
Đầu luôn thò ra ngoài trong thời gian tắm. Muốn gội, phi hành gia phải dùng loại dầu gội đầu "
khô". Tắm xong không được lau bằng khăn mà phải dùng một loại máy hút bụi hút khô, chờ cho da khô hẳn mới được ra khỏi túi. Chưa kể, nước đó phải tái chế để sử dụng, vì trên tàu nước ngọt chỉ được mang hạn chế.
5 chàng sinh viên của trường ĐH Kỹ thuật Darmstadt (Đức), tuổi từ 22 - 24 đã áp dụng nguyên lý điện từ trường để thiết kế "
buồng tắm đặc biệt" cho các phi hành gia.
Phòng tắm sẽ chứa một ống kim loại có đường kính 30 cm, ẩn chứa một thanh điện cực nối với một máy phát điện, máy ở tư thế chờ, hiệu điện thế 25 kilovolt.
Một điện trường được tạo ra, lái các tia nước theo hướng người tắm. Tất cả đựng trong một cái hòm dài 1,3 m bọc xốp để tránh nguy cơ xây xát trong điều kiện chật hẹp của tàu vũ trụ.
Cả năm sinh viên được mời sang trung tâm lựa chọn phi hành gia của
Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu(ESA) ở Pháp để thử phát minh của mình. Trong chiếc phi cơ
Airbus của Pháp, ở một độ cao nhất định, phi công tắt máy để rơi tự do và trong khoảng 30 giây trọng trường sẽ biến mất.
Trong thời gian ngắn ngủi đó, các sinh viên này phải thử chạy máy và rút ra quy luật từ tốc độ phun nước cho đến cường độ điện trường.
Chi phí thử nghiệm lần đầu được chính trường ĐH Darmstadt bao trả, nhưng vào tháng 3 năm tới, họ phải tìm một nhà tài trợ khác.
ESA rất chú ý tới phát minh của họ, nhưng chính các nhà tiên phong cũng e rằng "
phòng tắm" cao tới gần 2 m đòi hỏi một điện trường mạnh hơn mô hình hiện tại, để lái tia nước rơi xuống chân. Nếu thành công, "
buồng tắm vũ trụ" - phát minh của họ chính thức được công bố, liệu có thể gây nhiễu cho các kỹ thuật khác hoặc gây sự mất an toàn cho chính người sử dụng.
Nhiều tháng trời trong điều kiện mất trọng lượng, cơ bắp các nhà du hành vũ trụ thường bị teo, mắc chứng loãng xương và họ rất cần tắm. Phát minh này quả là hiếm có và rất tiện ích!