Các ảo ảnh thị giác "nguy hiểm" hơn cả chiếc váy Xanh đen - Vàng trắng

  •   4,65
  • 20.252

Không gây tranh cãi như chiếc váy Xanh đen - Vàng trắng, bởi đơn giản đây là những ảo ảnh chắc chắn 100% đánh lừa đôi mắt của bạn.

>>> Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Chủ đề "hot" nhất trong 24 giờ qua trên thế giới chắc chắn không gì khác chính là lượng tranh cãi khủng khiếp xung quanh chiếc váy ma thuật "Xanh đen - Vàng trắng". Từ những ngôi sao nổi tiếng thế giới cho tới những người bình thường nhất, tất cả đều không thể lý giải vì sao cùng một chiếc váy nhưng mỗi người lại nhìn ra một màu sắc khác nhau.

Sự thật, hình ảnh chiếc váy chính là một ảo ảnh thị giác trong vật lý học. Tuy nhiên, nếu xét về độ khó thì chiếc váy ấy không là gì với những ảo ảnh kinh điển dưới đây. Vì sao ư? Bởi đơn giản khi nhìn những tấm hình dưới đây, 100% bạn sẽ bị "troll".

Dưới đây là những ảo ảnh chắc chắn bạn sẽ bị lừa khi nhìn chúng:

1. Ảo ảnh hai chú cún

Bạn đoán xem hai chú chó trên có màu gì?

Một chú màu xanh xám, một chú màu vàng xám
Cả hai chú màu xanh xám
Cả hai chú màu vàng xám
Cả hai chú có màu xám

Nếu chọn đáp án "một chú xanh xám, một chú vàng xám" thì xin chúc mừng, bạn nằm trong top những người đã bị... lừa. Vì sao ư? Thực ra, hai chú cún trong hình có cùng màu xám. Tuy nhiên, do nền của bức tranh có màu vàng chuyển dần sang xanh nên tạo ra sự tương phản nhất định, khiến mắt bạn không thể phát hiện được.

Ảo ảnh thị giác này được gọi là Munker, đặt theo tên của nhà khoa học đã tạo ra chúng thập niên 1970.

2. Ảo ảnh "xanh hay xám"

Các ảo ảnh thị giác "nguy hiểm" hơn cả chiếc váy Xanh đen - Vàng trắng

Tập trung nhìn vào chấm đen tròn rồi trả lời: "Hình chữ nhật di động có màu gì?"

Màu xám
Màu xanh nước biển
Màu xám viền xanh nước biển
Không phân biệt được vì thấy cả hai màu

Nếu làm đúng theo hướng dẫn, bạn sẽ thấy hình chữ nhật chuyển từ màu xám sang xanh nước biển chỉ sau vài giây quan sát.

Nguyên nhân nằm ở cơ chế điều tiết hoạt động của tế bào thị giác trong võng mạc. Theo giới chuyên gia, các mảng màu đối lập trong bức hình sẽ khiến nhiều tế bào thị giác hoạt động quá sức.

Vì vậy, khi quan sát tập trung vào chấm đen trong thời gian dài, chúng trở nên "mệt mỏi", dẫn tới rối loạn hoạt động và kết quả là màu sắc của hình chữ nhật bị thay đổi một cách kỳ lạ.

3. Ảo ảnh bộ cờ vua

Các ảo ảnh thị giác "nguy hiểm" hơn cả chiếc váy Xanh đen - Vàng trắng

Hãy đoán xem màu sắc của hai bộ cờ vua trên?

Một bộ màu đen, một bộ màu trắng
Cả hai bộ có màu xám

Phần lớn chúng ta nhìn vào bức ảnh phía trên sẽ có cảm giác rằng một bộ cờ màu trắng (phía trên) và một bộ cờ màu đen (phía dưới). Nhưng thực tế, các quân cờ trong hình có màu sắc giống hệt nhau là màu xám.

Tương tự như trong ảo ảnh đầu tiên, màu sắc bộ cờ thực ra không hề khác biệt, nhưng não bộ chúng ta bị đánh lừa bởi tấm phông nền phía sau.

Với bộ cờ ở trên, phông nền rất tối nên do hiệu ứng tương phản, màu các quân cờ sáng lên rõ rệt. Trong khi nửa hình dưới có nền khá sáng, dẫn tới tác dụng ngược lại là làm chìm đi màu thực sự của bộ cờ.

4. Ảo ảnh "vòng xoay kỳ diệu"

Các ảo ảnh thị giác "nguy hiểm" hơn cả chiếc váy Xanh đen - Vàng trắng

Tập trung nhìn vào dấu cộng và cho biết: "Những chấm tròn có màu gì?"

Màu hồng
Màu xám
Màu xanh lá

Đây là một trong những ảo giác kinh điển nhưng luôn gây được hứng thú cho rất nhiều người

Tương tự như ảo ảnh "xanh hay xám", việc tập trung ánh nhìn của bạn vào dấu cộng đen ở tâm vòng tròn khiến mắt nhanh chóng rơi vào tình trạng "choáng". Và sau khoảng 10 giây, bạn bắt đầu có cảm giác vòng tròn chuyển động rất nhanh và bỗng dưng biến sáng màu xanh lá cây.

Đừng tự dằn vặt bản thân bởi khi click xem kết quả, bạn sẽ thấy nhiều người bị lừa giống mình ghê gớm!

5. Ảo ảnh "hình xoắn quẩy"

Các ảo ảnh thị giác "nguy hiểm" hơn cả chiếc váy Xanh đen - Vàng trắng

Bạn thấy gì trong tấm hình trên?

Hình vuông tâm màu trắng, hình viền màu kem
Hình vuông tâm màu kem, hình viền màu trắng
Hình vuông tâm và hình viền đều màu trắng

Nếu sở hữu đôi mắt của siêu nhân, bạn sẽ chọn được đáp án thứ ba. Tuy nhiên, 99% sẽ thấy hình chữ nhật tâm màu trắng và hình viền màu kem.

Ảo ảnh này dựa trên một hiệu ứng có tên "Màu nước" lần đầu tiên được Baingio Pinna mô tả năm 1978 tại Ý. Theo đó, hình vuông viền bên ngoài được bao bởi hai đường xoắn màu da cam. Màu hai đường này phai ra và nhuộm cho hình viền có màu kem, trong khi thực tế chúng có màu trắng giống hệt hình vuông nhỏ ở tâm.

Để kiểm chứng, hãy che đường viền của hình vuông tâm đi. Khi đó, bạn sẽ thấy màu kem biến mất phải không?

Theo Trí Thức Trẻ, Cornellcollege, Braiden
  • 4,65
  • 20.252