Đây không phải là lần đầu tiên lục địa lạnh nhất và xa xôi nhất thế giới khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Vào năm 2019, các nhà khoa học Mỹ từng khai quật được một mảnh nhỏ của sao chổi, được xếp chồng lên nhau bên trong một tiểu hành tinh, đã va vào Trái đất từ hàng tỷ năm trước.
Các nhà khoa học sửng sốt sau khi phát hiện ra bụi sao cổ đại ở Nam Cực. (Ảnh: Sputniknews).
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra một đốm lửa, mà các nhà nghiên cứu ước tính đã đến hành tinh của chúng ta cách đây 4,5 tỷ năm - khi Trái đất khoảng 400 triệu năm tuổi và Hệ Mặt trời đang hình thành. Theo kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí hàng tuần của Hiệp hội Vật lý Mỹ, Physical Review Letters, các nhà khoa học đã vô cùng kinh ngạc khi tìm thấy lớp bụi có hình dạng giống như một chiếc bánh sừng bò.
"Chúng tôi thu thập 500kg (1.100 pound) tuyết trên bề mặt ở Nam Cực và vận chuyển chúng đến Munich ở trạng thái đóng băng, sau đó nấu chảy ra và thực hiện một số thí nghiệm hóa học bằng các bộ lọc và nước", Dominik Koll, một nhà vật lý từ Khoa Vật lý và Kỹ thuật của Đại học Quốc gia Úc, giải thích.
Các nhà nghiên cứu tin rằng bụi sao đã xuất hiện trên hành tinh của chúng ta nhờ một vụ nổ nova. Được đặt tên là LAP-149, bụi sao này chứa hàm lượng cực cao của đồng vị Iron-60. Các nhà nghiên cứu nói rằng chỉ những ngôi sao già cỗi và có khối lượng lớn, trọng lượng còn lớn hơn Mặt trời của chúng ta hàng chục lần, mới có khả năng tạo ra một đồng vị như vậy.
Điều này ám chỉ rằng ngôi sao, đã phát nổ, nằm bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta. Ông Koll nói: "Đó hẳn là một siêu tân tinh, không quá gần để giết chết chúng ta nhưng cũng không quá xa để bị pha loãng trong không gian".