Giữ ấm khi đi ra ngoài vào buổi tối hoặc sáng sớm, hạn chế tiếp xúc với người bị cúm, tránh ăn đồ lạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất... là một số cách phòng ngừa bệnh về hô hấp cho trẻ.
>>> Bệnh tật khi giao mùa
>>> Tiết giao mùa làm con người biến đổi "khó lường"
Vào thu, nhiệt độ thay đổi thất thường, nắng hanh khô ban ngày và se lạnh buổi tối kèm theo sương mù sáng sớm. Đây là thời điểm thuận lợi làm bộc phát các bệnh ở trẻ, nhất là ở những bé có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Theo bác sĩ Trúc Phương, Giám đốc Y khoa công ty Dược phẩm Hà Tây, một số bệnh thường gặp khi giao mùa như:
Cảm lạnh: Khi thời tiết vào hè, sau khi vui chơi vận động, trẻ thường tìm đến nhiều cách giải khát như uống nước mát, nước đá hay tắm nước lạnh. Đó là lý do dù nhiệt độ ngoài trời không hề thấp trong những ngày giao mùa, trẻ vẫn có khả năng bị nhiều loại virus gây cảm lạnh tấn công. Một số triệu chứng điển hình khi trẻ nhiễm lạnh gồm sốt, ho, sổ mũi, kém ăn và đau họng, thường kéo dài khoảng một tuần.
Viêm họng cấp tính: Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A, có nhiều trường hợp do virus. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim.
Cha mẹ nên quan tâm đúng mức sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng.
Viêm họng cấp tính thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. (Ảnh: chaobuoisang.net).
Viêm khí phế quản, biến chứng viêm phổi: Khí quản là ống dẫn lớn nhất trong hệ thống hô hấp. Viêm khí phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời hoặc theo diễn tiến của bệnh... Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ nhưng có thể giảm tính hiếu động ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, trẻ nằm ì, li bì.
Cúm: Trẻ em là nhóm mắc căn bệnh này nhiều do sức đề kháng chưa hoàn thiện khiến virus cúm dễ dàng gây bệnh. Bệnh lý sẽ bộc phát khi có 3 yếu tố tham gia là mầm bệnh, số lượng mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể. Trong cúm, mầm bệnh là các virus cúm lây trực tiếp do tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày, đặc tính virus là sinh sôi nảy nở nhanh nên có số lượng ồ ạt tấn công cơ thể, nhất là những trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Triệu chứng thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Thậm chí, một số bệnh cúm diễn tiến nhanh và ồ ạt có thể khiến tử vong.
Viêm tai giữa: Được xếp vào loại viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ em trong những ngày “trái gió trở trời”. Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ phần giữa của tai, do vi khuẩn, virus hoặc nước làm ứ đọng bên trong tai khi trẻ tắm gội, tiết dịch khi ho, nôn trớ hay trào ngược thực quản. Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ khóc nhiều do đau tai, sốt, khó ngủ, cáu kỉnh, thoát dịch chất lỏng từ tai. Nếu không được chữa trị kịp thời và tích cực, bệnh sẽ biến thành viêm tai giữa mãn tính, thủng màng nhĩ, điếc, ảnh hưởng phát triển ngôn ngữ.
Hen suyễn có chiều hướng tăng vào ban đêm hoặc lúc gần sáng, thậm chí ho dữ dội dẫn đến khó thở khi chuyển mùa.
Hen suyễn: Hen là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí, đe dọa tính mạng con người nếu không được điều trị kịp thời. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản sẽ bị co thắt, phù nề, chứa đầy chất nhầy gây tắc nghẽn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm thế giới có khoảng 250.000 trường hợp tử vong do hen suyễn. Triệu chứng đặc trưng của hen suyễn là các cơn ho khò khè kéo dài, có chiều hướng tăng vào ban đêm hoặc lúc gần sáng, thậm chí ho dữ dội dẫn đến khó thở khi chuyển mùa. Việc bị dị ứng hoặc kết hợp các yếu tố môi trường khác như virus, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời... đều có thể khởi phát cơn hen suyễn.
Vì vậy, cha mẹ không nên xem nhẹ căn bệnh này và quan tâm đúng mức sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh:
Khi bệnh xảy ra dù nặng hay nhẹ, kéo dài hay mau khỏi, có biến chứng hay không, cha mẹ vẫn nên chủ động kiểm soát bệnh cho trẻ. Nâng cao sức đề kháng cơ thể cho bản thân và cho người thân trong gia đình là yếu tố then chốt ngăn ngừa bệnh.