Không có số liệu chính thức nhưng khoảng 60 em bé được sinh ra trên máy bay mỗi năm. Máy bay không phải là phòng sinh mà bà mẹ tương lai mơ ước nhưng vẫn có trường hợp hy hữu xảy ra.
Mặc dù hầu hết các hãng hàng không hiện nay đã đặt giới hạn về khoảng cách mà phụ nữ mang thai có thể bay trong thời gian dài, thường là không muộn hơn 38 tuần hoặc 30 ngày trước ngày dự sinh và được xác nhận với thông báo của bác sĩ, nhưng vẫn có những trường hợp bất ngờ chuyển dạ.
Mặc dù rất hiếm nhưng nếu nó xảy ra và một phụ nữ chuyển dạ, phi hành đoàn không có nhiều lựa chọn. Trước hết, các tiếp viên hàng không không được đào tạo để đỡ đẻ. Vì vậy, vào thời điểm đó, mọi người sẽ hy vọng rằng có một bác sĩ hoặc một y tá trên chuyến bay.
Laura Einstetler, phi công của một hãng hàng không lớn tại Mỹ, cho biết việc hạ cánh khẩn cấp trong những trường hợp này là không khả thi. Cô nói: “Sẽ mất tối thiểu 45 phút để đưa hành khách từ độ cao 11.900m xuống bệnh viện. Lựa chọn này gây bất tiện cho các hành khách khác, gây tốn kém cho hãng hàng không và làm gián đoạn lịch trình của máy bay. Thay vào đó, phi hành đoàn sẽ đóng vai trò là nữ hộ sinh đặc biệt”.
Các tiếp viên hàng không sẽ đóng vai trò là nữ hộ sinh và đỡ đẻ cho em bé nếu không có chuyên gia y tế nào trên máy bay.
Mặc dù các quy tắc không được thiết lập sẵn và có thể thay đổi tùy thuộc vào hãng hàng không và vùng lãnh thổ mà máy bay bay qua, nhưng có một điều chắc chắn là em bé sẽ có quốc tịch giống cha mẹ đẻ.
Khả năng còn lại là em bé sẽ có quốc tịch của quốc gia nơi đăng ký máy bay hoặc nơi máy bay đang ở tại thời điểm chào đời. Ví dụ, nếu một em bé được sinh ra ở bất kỳ vùng nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ, kể cả trên không, nó sẽ được nhập quốc tịch Hoa Kỳ ngay lập tức.
Nhiều thông tin cho rằng những đứa trẻ sinh ra trên máy bay sẽ nhận được những chuyến bay miễn phí suốt đời. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp cho tất cả mọi người. Chỉ có một số em bé được nhận các chuyến bay miễn phí suốt đời, chẳng hạn như một bé trai được sinh ra trên một hãng hàng không của Ấn Độ và một bé gái được sinh ra trên chuyến bay Egyptair.
Những em bé sinh ra trên các hãng hàng không Polar Airlines, AirAsia, Asia Pacific Airlines hoặc Airways, Virgin Atlantic được nhận vé miễn phí cho đến năm 21 tuổi.
Vào năm 2019, một chuyến bay JetBlue đã hạ cánh với thêm 1 hành khách. Các nhân viên y tế và phi hành đoàn đã hộ sinh một bé trai khi máy bay đang ở độ cao hàng ngàn dặm. Hãng hàng không đã đổi tên chiếc máy bay là "Born to Be Blue" theo tên của em bé.
Một số em bé thậm chí có thể nhận được quà tặng từ các hãng hàng không. Năm 2018, một bé gái được sinh ra trên chuyến bay Chick-fil-A. Cô bé đã được cung cấp thức ăn và thậm chí còn được đảm bảo một vị trí công việc khi \ đủ tuổi.
Có một số lý do khiến máy bay không phải là nơi lý tưởng để em bé chào đời. Trước hết, không khí ở trên đó loãng hơn, sẽ khiến bé khó thở. Thứ hai, trên máy bay không có bất kỳ thiết bị công nghệ cao nào hỗ trợ quá trình chuyển dạ, đặc biệt là nếu cần phải mổ gấp. Ngoài ra, tai của trẻ sơ sinh có thể bị căng do áp suất không khí.
Mặc dù việc sinh nở trên không khá hiếm khi xảy ra, nhưng phi hành đoàn sẽ đảm bảo rằng người mẹ cảm thấy an toàn và thoải mái nhất có thể. Người mẹ có thể được chuyển đến một khu vực rộng rãi hơn như khoang hạng nhất hoặc hạng thương gia.
Theo công ty hỗ trợ y tế hàng không MedAire, những ca sinh nở trên máy bay xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/26 triệu hành khách. Tiến sĩ Paulo Alves, giám đốc y tế toàn cầu của công ty cho biết: “Sinh con trên máy bay rất hiếm khi xuất hiện và hầu hết các trường hợp là sinh non. Đây không phải là điều kiện tốt nhất để sinh con do không khí trên máy bay loãng hơn. Thai phụ và em bé cũng sẽ gặp nguy hiểm khi không có chuyên gia sản với thiết bị công nghệ cao hỗ trợ nếu xảy ra vấn đề”.