Cách phòng và trị bệnh đu đủ xoăn lá

  •   3,218
  • 22.950

Cây đu đủ lại thường hay bị sâu bệnh phá hoại như tuyến trùng hại rễ, nhện đỏ chích hút làm lá vàng ra, rệp sáp và bọ trĩ chích hút làm cây và quả mất nhựa, lại còn truyền các bệnh virus xoăn và vàng lá hay xoăn và lá bị loang lổ xanh trắng.

Cây đu đủ

Cây đu đủ (Ảnh: toptropicals)

Cây héo và rụng lá do hạn, thiếu nước, mùa xuân năm sau còn phục hồi lại được. Cây đã bị virus thì không thể cứu nổi.

Để khắc phục các tác hại trên, khi trồng đu đủ, ta cần lưu ý khắc phục các khâu sau:

- Ngoài việc chọn chân đất tốt, ít mùn rác bẩn để tránh tuyến trùng hại rễ, thoát nước mưa nhanh chóng vào mùa hè, còn tiện cho việc tưới nước vào mùa Thu Đông. Vườn đu đủ cần được bố trí hướng khuất gió Bắc và Đông Bắc. Nếu không cần có các hàng cây chắn gió. ở miền núi cần tránh trồng đu đủ trong thung lũng hoặc nơi hay xuất hiện sương giá.

- Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ hoai và tốt. Đu đủ rất chịu phân. Càng nhiều phân tốt cây càng mập, lá xanh đậm và nhiều, càng tạo điều kiện cho cây năng suất cao. Mỗi cây luôn có số lá 30-35 tàu, thì nước ổn định. Ngoài ra cây có tốt thì mới đủ sức để chống chịu với giá rét và sâu bệnh sau này.

- Vào mùa Thu và Đông cần tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây, không lúc nào được để mặt đất vườn khô trắng. Mỗi lần tưới có thể tưới phun như một trận mưa rào hoặc tát nước vào rãnh luống cho cho đất hút đủ nước, thì tháo bỏ chỗ nước thừa đi. Mỗi tháng kết hợp phun 2-3 lần boóc-đô hay Oxyclorua đồng. Các chất này vừa cung cấp canxi vừa cung cấp vi lượng đồng, giúp cho cây tạo diệp lục, hạn chế lá bị trắng bệnh hoặc kém xanh.

Hiện tượng đu đủ gẫy ngang thân là do rệp vẩy ốc gây nên. Loại rệp này tập trung thành từng đám giống như hình vẩy ốc, nhỏ bằng nửa hạt kê, không di chuyển. Chúng có mầu giống mầu vỏ cây, nên khó phát hiện. Rệp vẩy ốc hút nhựa của thân cây và tạo vết thương, mở đường cho nấm bệnh xâm nhập gây thối thân cây, rồi đổ gục xuống. Khi phát hiện, chỉ cần dùng loại vải ráp lau thật mạnh, rệp sẽ chết. Phòng trừ sớm cây sẽ tránh được chết đổ.

Đu đủ chín là loại quả bổ dưỡng, nó chứa tới 0,6% là chất đạm, 0,1% là chất béo, 8,3-8,5% là chất đường, 60-20% là vitamin B, C, đặc biệt là chứa tới 2.000-3.500 đơn vị vitamin A, cao gấp 10 lần chuối, dứa, gấp 5 lần quả bơ, ổi và gần gấp đôi xoài. Song, nếu cây bị bệnh hay gặp khô hạn thì quả hay có vị đắng. Trong quả đu đủ có rất nhiều men Papain. Loại men này làm mềm xương thịt, do đó người ốm hay cảm cúm phải kiêng để tránh đau thêm.

Theo Sở NNPT nông thôn An Giang, KTKHNN
  • 3,218
  • 22.950