Cách trồng ớt nhiều màu tại nhà vừa ăn vừa làm cảnh

  •  
  • 12.266

Ớt nhiều màu trông rất đẹp mà ăn cực giòn, cay. Tự tay trồng ngay những cây ớt "thần thánh" này tại nhà để vừa ngắm, vừa ăn bạn nhé.

Tuy trên cùng một cây nhưng quả của loài ớt này lại có tới 7 màu khác nhau như màu sắc của cầu vồng. Những người mới nhìn thấy lần đầu cứ nghĩ đây là quả nhựa nhưng khi được tận tay sờ, nắn, cắn thử thì đều lè lưỡi xuýt xoa vì ớt khá cay.

Người ta gọi giống ớt này là ớt 7 sắc cầu vồng hay ớt nhiều màu, ớt cảnh, bonsai bởi giống ớt này khi ra quả, các quả có nhiều màu khác nhau. Hầu hết các cây đều ra quả có 7 màu như 7 sắc cầu vồng, song nếu phân ra các tông màu đậm nhạt thì trên một cây ớt có tới cả chục màu khác nhau.

Loài ớt này có đặc điểm ưa sáng, ấm, ẩm, không chịu được rét và khô.
Loài ớt này có đặc điểm ưa sáng, ấm, ẩm, không chịu được rét và khô.

Ớt 7 sắc cầu vồng có tên khoa học là Capsicum ammuum Linn.var conoides Irish, có nguồn gốc ở Mexico, hiện nay nó được trồng nhiều ở Mỹ. Loài ớt này có đặc điểm ưa sáng, ấm, ẩm, không chịu được rét và khô. Ớt 7 sắc cầu vồng du nhập vào nước ta được khoảng 5 năm nay.

Đây là giống ớt có tuổi thọ lên đến cả chục năm, tuy nhiên để cây khỏe, cho nhiều quả thì nên trồng mỗi năm một lần. Được biết, lúc đầu giống ớt này được một số người thích chơi cây kiểng nhập về trồng chơi nhưng do sở hữu màu sắc đẹp, lạ mắt, quả sai và khá cay, ăn cay thơm nên nhiều người mua về vừa trồng chơi cảnh vừa để ăn.

Ớt thường có chiều cao khoảng 50 – 60cm, nhiều nhánh, thân thẳng, lá mọc lệch. Hoa nở từ tháng 5 đến tháng 7. Quả mọc chùm trên đỉnh cành. Cùng một cây nhưng quả có nhiều màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, vàng, tím, trắng. Tùy thuộc vào vùng khí hậu được trồng mà tỷ lệ các màu sẽ khác nhau. Ở khu vực ôn đới tỷ lệ phân phối các màu sẽ tương đối đều. Càng về khu vực nhiệt đới thì tỷ lệ màu tím hoặc đỏ sẽ chiếm ưu thế hơn.

1. Hạt giống và điều kiện trồng ớt nhiều màu

Hạt giống

Bạn có thể chọn mua hạt giống ớt bi nhiều màu ở các cửa hàng cây trồng. Loại hạt giống này đã được chọn lọc, cây trồng sẽ ít mầm bệnh và cho năng suất cao. Giá thành vào khoảng 35.000 - 40.000 đồng/ gói.

Ớt nhiều màu

Nơi trồng

Chậu kiểng, thùng gỗ, hộp xốp hay khoảng đất ở sân vườn.

Đất trồng

Đất trồng ớt cần chọn loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ, có khả năng thoát nước tốt.

Ánh sáng

Với đặc tính ưa sáng, bạn nên trồng ớt ở nơi có nắng tốt.

Phân bón

Đất sau khi được lựa chọn có thể bón lót thêm vôi, phân NPK với một lượng vừa đủ.

2. Cách gieo trồng và chăm sóc ớt nhiều màu

Cách gieo trồng và chăm sóc ớt nhiều màu

Gieo hạt

Bạn nhớ làm cho đất tơi xốp trước khi cho vào khay, chậu trồng. Để đẩy nhanh sự phát triển, bạn có thể xử lý hạt ớt bằng cách ngâm nước ấm khoảng 50 độ C khoảng 1 vài tiếng, hong khô dưới ánh mặt trời rồi gieo vào các khay nhỏ có lỗ đục thoát nước bên dưới.

Ánh sáng và độ ẩm

Ánh nắng mặt trời rất tốt cho sự nảy mầm của hạt giống, vào những ngày thiếu nắng, bạn có thể sử dụng ánh sáng của đèn điện để hỗ trợ. Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tăng cường cung cấp dinh dưỡng bằng cách bỏ thêm rơm rạ ẩm xung quanh gốc cây. Chăm nhổ cỏ dại, xới đất vun gốc, bón phân trung bình mỗi tháng 1 lần.

Ớt nhiều màu có thể làm cây cảnh trong nhà rất đẹp

Tỉa nhánh

Khi cây cao khoảng 10 - 15cm, chọn ra những cây khỏe mạnh để tách ra chậu trồng riêng. Khi cây ớt cao lên khoảng 20cm, bạn hãy tiến hành tỉa nhánh. Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cảnh lúc nắng ráo.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây ớt thường có thời gian sinh trưởng dài ngày nên khó tránh sâu hại gây bệnh. Nếu cây có các biểu hiện như sâu ăn lá, héo úa, quả tróc, khô, hãy đến các cửa hàng bán thuốc trừ sâu để tham khảo ý kiến và phòng trừ bệnh kịp thời.

3. Thu hoạch ớt nhiều màu

Hạt giống ớt bi nhiều màu có xuất xứ từ Nga, tuổi thọ của cây khoảng một năm. Khi phát triển đều, cây sẽ cao khoảng 30 - 50cm, cho thu hoạch sau khi trồng từ 50 - 70 ngày. Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh.

Cập nhật: 06/06/2020 Theo PhunuToday/eva
  • 12.266