Cảnh nhật thực vòng tròn lửa đi qua châu Á

  •   52
  • 621

Ngày 26/12, người dân nhiều nước châu Á đã được chứng kiến hiện tượng nhật thực cuối cùng của năm 2019.

Sáng 26/12, hiện tượng nhật thực hình khuyên có thể nhìn thấy tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á.
Sáng 26/12, hiện tượng nhật thực hình khuyên có thể nhìn thấy tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á. Mặt Trăng di chuyển vào giữa Mặt Trời và Trái Đất, nhưng chỉ che đi một phần của Mặt Trời, để lại xung quanh bóng mặt trăng một vòng tròn màu đỏ ấn tượng. (Ảnh: Getty).

Hiện tượng này để lại vòng sáng xung quanh Mặt Trăng, hay còn được ví như "vòng tròn lửa".
Hiện tượng này để lại vòng sáng xung quanh Mặt Trăng, hay còn được ví như "vòng tròn lửa". (Ảnh: Getty).

Trẻ em tại Kolkata, Ấn Độ dùng tấm kính để quan sát hiện tượng này.
Trẻ em tại Kolkata, Ấn Độ dùng tấm kính để quan sát hiện tượng này. (Ảnh: Reuters).

Giai đoạn đầu của hiện tượng, khi Mặt Trăng dần đi vào che lấp Mặt Trời.
Giai đoạn đầu của hiện tượng, khi Mặt Trăng dần đi vào che lấp Mặt Trời. Ảnh chụp tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: Getty).

Người quan sát hiện tượng nhật thực bắt buộc phải sử dụng một số biện pháp phòng ngừa an toàn để quan sát Mặt Trời
Người quan sát hiện tượng nhật thực bắt buộc phải sử dụng một số biện pháp phòng ngừa an toàn để quan sát Mặt Trời. Loại kính phổ biến nhất sẽ giảm bớt cường độ ánh sáng, bảo vệ mắt khi nhìn thẳng về phía Mặt Trời. (Ảnh: Getty).

Hiện tượng nhật thực này chỉ có thể theo dõi ở châu Á, vùng Trung Đông cùng một số phần của Australia.
Hiện tượng nhật thực này chỉ có thể theo dõi ở châu Á, vùng Trung Đông cùng một số phần của Australia. (Ảnh: EPA).

Học sinh tại Mumbai, Ấn Độ sử dụng thiết bị tự chế để quan sát nhật thực.
Học sinh tại Mumbai, Ấn Độ sử dụng thiết bị tự chế để quan sát nhật thực. (Ảnh: Getty).

Nhật thực hình khuyên đang dần trở nên phổ biến hơn.
Nhật thực hình khuyên đang dần trở nên phổ biến hơn. Các nhà khoa học dự đoán hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ biến mất trong khoảng 600 triệu năm nữa. (Ảnh: Getty).

Một bé gái sử dụng tấm giấy chụp x quang như một tấm lọc để quan sát hiện tượng nhật thực.
Một bé gái sử dụng tấm giấy chụp x quang như một tấm lọc để quan sát hiện tượng nhật thực. (Ảnh: Getty).

Cập nhật: 26/12/2019 Theo Zing
  • 52
  • 621