Một hãng của Đức đã tổ chức sản xuất trang bị mới cho lính dù có khả năng làm thay đổi hẳn chiến thuật thực hiện các chiến dịch bí mật khi dùng quân đổ bộ đường không. Bộ cánh cá nhân nhẹ nhàng sẽ cho phép lính dù tự bay trên khoảng cách lớn sau khi rời khỏi máy bay.
Chuyến bay thử nghiệm năm 2003 của Felickss Baumgartner. (Ảnh: BBC) |
Cuộc trình diễn đầu tiên về khả năng của bộ cánh cá nhân diễn ra vào năm 2003. Khi đó nhà nhảy dù chuyên nghiệp người Áo Felicks Baumgartner đã tự mình bay qua eo biển Manche. Anh nhảy khỏi máy bay từ độ cao 10km khi nó còn ở trên vùng Duvre, và 12 phút sau đã tiếp đất ở vùng Kale. Theo báo Daily Mail của Anh, tốc độ bay trung bình của bộ cánh khoảng 352km/giờ.
Kỹ thuật thả quân như vậy có nhiều ưu điểm so với những phương pháp bình thường. Với kiểu dù bình thường người ta cũng có thể thả quân ở khoảng cách lớn, song khi mở dù ở độ cao lớn người nhảy dù gặp phải nhiều khó khăn trong việc điều khiển dù. Thêm nữa, tốc độ xuống không cao và độ chính xác của điểm tiếp đất thấp. Nếu như sử dụng kỹ thuật rơi tự do, khi người nhảy chỉ mở dù vào thời điểm cuối cùng thì khoảng cách di chuyển theo chiều ngang trước khi mở dù bị giảm đi đáng kể.
Hiện tại, Hãng ESG của Đức, sau khi thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm, đã thiết kế xong mẫu để sản xuất hàng loạt bộ cánh cho lính dù. Bộ cánh có bề rộng 1,8m, được làm từ nhựa carbon. Tốc độ bay theo chiều ngang tối đa: 200km/giờ. Với trang bị này độ chính xác, khoảng cách và tốc độ thả quân tăng lên nhiều.
Chắc chắn quân đội Anh sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm cho mình và có thể Bộ Quốc phòng Anh sẽ trang bị sản phẩm của công nghệ mới này cho các đơn vị đặc nhiệm.
Hoàng Thương