Câu chuyện thần thoại về chòm sao Orion hùng vĩ

  •   2,56
  • 17.106

Chòm sao sáng nhất thống trị bầu trời ban đêm vào tuần này xuất hiện ở phía nam vào khoảng 9 giờ tối (giờ địa phương). Đó không phải chòm sao nào khác mà chính là chòm sao Thợ săn Orion. Nhưng chính xác thì ông ấy là ai?

Tương tự như trường hợp của vị thần Hec-quyn vĩ đại, hình ảnh của Orion gắn liền với các nền văn hóa cổ đại, hiện thân trong những anh hùng dân tộc, chiến binh và á thần. Thế nhưng, ngược lại với Hec-quyn, người được ghi danh với những seri thành tựu rực rỡ, Orion lại chỉ là một nhân vật mờ hồ trong bóng tối với chúng ta.

Những câu chuyện thần thoại cổ đại về Orion tồn tại rất nhiều nhưng cũng rất lộn xộn khiến chúng ta gần như không thể lựa chọn ra câu chuyện đáng tin. Ngay cả nguồn gốc của cái tên Orion cũng mơ hồ, mặc dù một số học giả cho rằng nó có mối liên hệ với cái tên Hy Lạp “Arion”, có nghĩa là chiến binh. Tuy nhiên, tất cả đều nhất trí rằng Orion là người thợ săn vĩ đại nhất trên thế giới, ông ấy luôn được mô tả qua những vì sao với cái dùi cui giương cao bằng tay phải.

Bên cánh tay trái là tấm da của một con sư tử lớn mà ông săn được, ông vung nó trước mặt Kim Ngưu Taurus đang nhăm nhe hạ gục ông.

Nơi những vì sao ra đời

Dưới vành đai ba ngôi sao nổi tiếng của Orion chắc chắn là một trong những vật thể đẹp kỳ lạ nhất trên bầu trời: Tinh vân Great Orion Nebula. Dường như nó bao quanh ngôi sao nằm giữa của bộ ba mờ nhạt hơn nằm theo đường thằng tạo nên hình chiếc gươm của người thợ săn.

Tinh vân không thể nhìn được bằng mắt thường, bản thân ngôi sao cũng hơi mờ nhạt. Chúng ta có thể quan sát nó bằng ồng nhòm loại tốt và kính viễn vọng nhỏ, nó sẽ hiện thân là một đám sương mờ màu xanh xám rực rỡ bao quanh ngôi sao. Với kính viễn vọng cỡ lớn hơn, chúng ta sẽ thấy nó dưới dạng một đám mây vĩ đại phát sáng khác thường.

Chòm sao Orion (Ảnh : io81.com)

Tinh vân phát ra một loại ánh sáng cực quang nhờ huỳnh quanh từ phóng xạ tia cực tím mạnh của bốn ngôi sao nóng bị vướng bên trong nó. Edward Emerson Barnard (1857-1923), nhà thiên văn học thuộc Đài quan sát Yerkes, đã từng nhận xét rằng tinh vân khiến ông nhớ tới một con dơi ma quái khổng lồ; ông luôn luôn trải nghiệm cảm giác ngạc nhiên mỗi khi nhìn thấy nó.

Tinh vân Great Orion Nebula là một đám mây cực lớn chứa đầy khí bụi loãng phát sáng, nó nằm cách chúng ta khoảng 1.600 năm ánh sáng, với chiều ngang khoảng 30 năm ánh sáng (lớn gấp đường kính của toàn bộ hệ mặt trời 20.000 lần). Các nhà vật lý học thiên thể hiện nay tin rằng vật thể này chính là “lò ấp sao” – khối hỗn loạn nguyên thủy mà từ đó quá trình hình thành sao được tiến hành.

Với màu sắc sống động

Một trong những niềm vui thú khi ngắm sao chính là việc phát hiện và thưởng ngoạn màu sắc đa dạng của những vì sao trên bầu trời đêm. Chính những màu sắc này mang lại bằng chứng bằng mắt trực tiếp giải thích sự biến đổi của nhiệt độ tinh tú.

Đối với chòm sao Orion, Beteguese màu hung đỏ và Rigel màu hơi xanh mang lại sự tương phản màu sắc tuyệt vời nhưng chúng ta vẫn có thể phát hiện ra những màu sắc khác. Hãy nhìn vào Aldebaran có màu hơi vàng cam và Pollux vàng nhạt. Nằm khá tách biệt so với nhòm mùa đông là chim ruồi Arcturus lấp lánh, nó thường được coi là ngôi sao mùa xuân nhưng hiện nay vào giữa đông nó xuất hiện vào khoảng 10.30 đến 11 giờ tối và nhanh chóng tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời đông bắc.

Ngay cả khi bạn quan sát những màu sắc tinh tú này, bạn có nhận thấy rằng chúng chỉ có thể nhận ra được nhờ vào những ngôi sao sáng nhất? Đó là vì chức năng sinh lý của đôi mắt, cụ thể hơn, các cảm biến màu sắc trong võng mạc – tế bào hình nón – không nhạy với ánh sáng mờ. Dưới tia sáng mờ ảo tế bào hình que trên võng mạc sẽ làm nhiệm vụ. Nhưng độ nhạy sáng lớn của tế bào hình que lại bị bù lại bằng sự mù màu sắc của chúng. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn thấy tất cả các ngôi sao mờ có màu trắng.

Tuy nhiên nếu chúng ta ngắm sao bằng ống nhòm hay kính viễn vọng, độ sáng đã được phóng đại của các ngôi sao sẽ kích thích tế bào hình nón giúp mắt ta phát hiện ra màu sắc của chúng.

G2V Star (Theo Space)
  • 2,56
  • 17.106