Chế độ ăn cho người có cholesterol máu cao

  •  
  • 3.241

Cà rốt - một loại thực phẩm có thể sử dụng hàng ngày đối với người có cholesterol máu cao

Lượng cholesterol trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến mức cholesterol toàn phần trong máu. Chất béo này có nhiều trong các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, nhất là phủ tạng như óc, gan, thận, tim, dạ dày, ruột và trứng.


Mỗi ngày, lượng cholesterol trong khẩu phần ăn nên dưới 300 mg. Bạn có thể tham khảo hàm lượng cholesterol trong một số thức ăn (số mg cholesterol trong 100 g thực phẩm):

Tên thực phẩm

Hàm lượng Cholesterol
(mg %)

Tên thực phẩm

Hàm lượng cholesterol
(mg %)

Óc lợn

2.500

270

Lòng đỏ trứng

1.790

Sôcôla

172

Trứng toàn phần

600

Tim lợn

140

Bầu dục bò

400

Thịt gà hộp

120

Bầu dục lợn

375

Sữa bột toàn phần

109

Gan gà

440

Lưỡi bò

108

Pho mát

406

Dạ dày bò

95

Gan lợn

300

Mỡ lợn

95

Với người bị cholesterol máu cao, một chế độ ăn hợp lý là: giảm chất béo động vật, tăng dầu thực vật (lượng dầu mỡ không quá 20 g/ngày), bớt ăn thịt, ăn nhiều cá và các sản phẩm đậu nành, rau quả (500-600g/ngày, chọn loại ít ngọt). Năng lượng cung cấp nên dưới 1.800 Kcalo/ngày. Nên chọn chất bột từ ngũ cốc và khoai củ, hạn chế các loại đường, mía, bánh kẹo, nước ngọt.

Các thực phẩm có thể sử dụng hằng ngày

  • Các loại rau, củ: Rau cải, rau muống, rau giền, dưa leo, dưa gang, mồng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, mướp, giá đỗ, măng, cà rốt, su hào, su su…
  • Các loại hoa quả ít ngọt: Mận, bưởi, đào, cam, quýt, lê, táo, thanh long, dưa hấu.
  • Gạo và các loại khoai củ: Khoảng 200-250 g/ngày.
  • Thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà (bỏ da), cá ít mỡ.
  • Sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ.

Các loại thực phẩm nên hạn chế

  • Gạo, khoai, ngũ cốc khác: Tối đa 3 bát cơm/ngày.
  • Đường, các loại bánh kẹo, nước ngọt.
  • Các loại hoa quả quá ngọt: Chuối, mít, na, vải, nhãn, xoài.
    Sữa đặc có đường.
  • Trứng các loại: 1-2 quả/tuần.

Những thực phẩm cấm dùng

  • Các loại phủ tạng: Óc, tim, gan, thận, dạ dày, dồi lợn.
  • Thịt mỡ, các loại mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ.
  • Bơ, phomát, sôcôla.
  • Sữa bột toàn phần.
  • Khi chế biến thức ăn, nên tăng các món hấp luộc, hạn chế xào, rán.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
  • 3.241