Cá đuôi kiếm đực sử dụng đúng sách lược của người câu cá để "câu” bạn tình: nó sử dụng phần "đuôi phụ" toát ra mùi thơm như mồi câu để hấp dẫn cá cái.
Cá đực sẽ có một phần "đuôi" phát ra mùi thức ăn hấp dẫn để dụ cá cái.
Các nhà sinh học cho biết, thức ăn chủ yếu của cá đuôi kiếm là kiến, bọ cánh cứng, bọ đuôi bật (springtail) và ruồi, nếu như những côn trùng này chẳng may ngã xuống nước. Tuy nhiên, những con cá đuôi kiếm chủ yếu ăn kiến sẽ có phần đuôi rất giống kiến, thậm chí là toát ra cả mùi của kiến. “Đây là việc sử dụng sức hấp dẫn giới tính tự nhiên để duy trì nòi giống”, Tiến sĩ Niclas Kolm thuộc Đại học Uppsala, Thụy Điển cho biết.
Loài cá đuôi kiếm sống ở vùng biển Trinidad còn đặc biệt hơn vì phần đuôi “hấp dẫn bạn tình” của chúng có rất nhiều hình dáng khác nhau. Các chuyên gia nghi rằng nguyên nhân làm nên sự khác biệt này có liên quan đến thức ăn của cá. Chẳng hạn như những con cá cái thích ăn kiến sẽ thích cắn vào phần đuôi của cá đực, với điều kiện cá đực cũng thuộc cộng đồng ăn kiến.
Phát hiện này giúp củng cố thêm giả thuyết về việc đặc tính “tái tạo giác quan” đã góp phần khiến cho sinh vật tiến hóa đa dạng, phân ra thành những loài khác nhau như hiện nay.
Bên cạnh đó, “tái tạo giác quan” cũng xóa nhòa ranh giới giữa thức ăn với khẩu vị lựa chọn bạn tình. Từ góc độ của cá đuôi kiếm cái, con đực phù hợp nhất cũng là con trông giống bữa tối của nó nhất, Tiến sĩ Kolm cho hay.