Có một tập tính của loài chim bồ câu gây thắc mắc cho các nhà khoa học, đó là khả năng tìm đường về, thậm chí cách xa hàng trăm km. Khả năng nay được biết từ lâu, vì những người Ai Cập, Ba Tư, Trung Quốc và Hy Lạp đã từng dùng chim bồ câu để đưa thư trong thời chiến tranh hay vì mục địch chính trị và kinh doanh.
|
(Ảnh: HTV) |
Tuy nhiên, chưa có ai giải thích được chim bồ câu định hướng như thế nào. Các nghiên cứu mới đây cho rằng loài chim này có tính nhạy cảm đặc biệt với từ trường Trái Đất, cho phép chúng định hướng. Một số nghiên cứu khác lại đưa ra một giả thuyết có sức thuyết phục hơn dựa vào khứu giác.
Để thử nghiệm giả thuyết này, một thành viên của trường Đại học Pisa (Italia) Anna Gagliardo đã hợp tác với nhà nghiên cứu New Zealand Mark Wild thuộc trường Đại học Aukland, tác giác của giả thiết về mối liên quan giữa chim bồ câu và từ trường.
Hai người đã chọn ra một nhóm chim bồ câu không kinh nghiệm. Phân nửa số trong nhóm chim đã bị cắt bỏ dây thần kinh khứu giác nên bị mất khứu giác. Phân nửa số còn lại bị cắt bỏ dây thần kinh mà Tiến sĩ Wild cho rằng liên quan đến tính nhạy cảm với từ trường.
Sau đó, họ đã thả những con chim bồ câu này ở cách thành phố Pisa 50km vế phía Bắc và phía Nam rồi kiên nhẫn chờ đợi chúng bay trở về.
Kết quả rõ rệt là tất cả (trừ 1 con) những con chim bồ câu còn dây thần kinh khứu giác đã tìm đường trở về trong vòng 24 tiếng. Trong khi chỉ có 4 trong 6 con bị cắt bỏ dây thần kinh khứu giác đã tìm đường về hơn 1 ngày sau khi được thả. Những con khác đã bị lạc đường.
Theo các tác giả nghiên cứu, chim bồ câu có khả năng lập một bản đồ khứu giác về môi trường của chúng. Tuy nhiên, họ không giải thích được làm thế nào những con chim bồ câu này có thể định hướng từ mùi.