Chữa mù lòa bằng tế bào gốc phôi người

  •  
  • 1.218

Những bệnh nhân tại Anh bị bệnh mù lòa mắt sẽ tham gia thử nghiệm đầu tiên chữa trị mắt bằng liệu pháp tế bào gốc phôi người ở Châu Âu.

Các bác sĩ phẫu thuật ở Anh sẽ tiến hành thử nghiệm đầu tiên ở những bệnh nhân bằng liệu pháp tế bào gốc phôi người để có thể đưa liệu pháp này trở thành phương pháp điều trị được các nhà quản lý ở Châu Âu chấp thuận.

12 bệnh nhân bị bệnh về mắt không thể chữa được là loạn dưỡng điểm vàng Stargardt, một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người trẻ tuổi, sẽ được các bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện mắt Moorfields ở London tiêm các tế bào vào mắt.

Tại Anh, phương pháp trị liệu này đã được thử nghiệm lâm sàng và kiểm tra an toàn, được các nhà chức trách ở Vương quốc Anh chấp thuận vào tháng 12 năm ngoái. Cuộc thử nghiệm lần này sẽ tiến tới thuyết phục sự chấp thuận tại bất kỳ nước nào ở Châu Âu.

Các nhà y tế hy vọng bằng việc tiêm các tế bào võng mạc khỏe mạnh vào mắt bệnh nhân sẽ làm giảm ảnh hưởng hoặc đảo ngược tác động của căn bệnh. Điều vẫn gây tranh cãi là vì tế bào võng mạc (RPE) được sử dụng ở đây là tế bào gốc phôi người.

Bệnh nhân tham gia thử nghiệm ở Anh sẽ được tiêm từ 50 nghìn đến 200 nghìn tế bào vào phía sau võng mạc thông qua một chiếc kim nhỏ được tiến hành trong khoảng 1 giờ. Chỉ những bệnh nhân còn có triển vọng mới được nhận vào thử nghiệm.

Tế bào võng mạc được tiêm vào sẽ giúp mắt nhìn lại bình thường (Ảnh: guardian)
Tế bào võng mạc được tiêm vào sẽ giúp mắt nhìn lại bình thường (Ảnh: guardian)

Bệnh Stargardt là một rối loạn di truyền do nguyên nhân gây mất thị lực qua việc bào mòn các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc ở trung tâm võng mạc nơi mà mắt có thể nhìn thấy các hình ảnh một cách sắc nét nhất.

Sự mất mát của các tế bào RPE thường bắt đầu ở độ tuổi giữa 10 và 20 tuổi và dẫn đến các tế bào hình que và hình nón nhạy cảm với ánh sáng trong mắt chết đi. Điều này cuối cùng gây ra mất thị lực và thậm chí mù lòa.

Khi các công việc điều trị được tiến hành thành công, các tế bào RPE thay thế sẽ phát triển và cuối cùng khôi phục lại võng mạc đến một trạng thái lành mạnh có thể hỗ trợ các tế bào nhạy cảm với ánh sáng cần thiết cho mắt.

“Thực sự có những triển vọng tiềm năng khi những người bị rối loạn võng mạc làm mù lòa, bao gồm cả bệnh Stargardt và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, có thể được hưởng lợi trong tương lai từ ghép tế bào võng mạc”, bác sĩ phẫu thuật võng mạc James Bainbridge tại bệnh viện Moorfields và Viện UCL nhãn khoa cho biết.

Năm ngoái, công ty Geron cũng đã bắt đầu một thử nghiệm dùng liệu pháp tế bào gốc để chữa các tổn thương tủy sống. Các bác sĩ hy vọng rằng việc tiêm tế bào gốc trực tiếp vào cột sống sẽ sửa chữa các tế bào thần kinh bị hư hỏng giúp người bị liệt lấy lại một số cử động.

Theo Đất Việt
  • 1.218