Chúng ta có nên tin vào quyết định dựa trên bản năng?

  •  
  • 909

Một nghiên cứu của trường UCL (University College London) đã phát hiện ra rằng bạn sẽ có thể ra quyết định tốt hơn nếu bạn không suy nghĩ quá kỹ mà thay vào đó tin vào bản năng của mình. Nghiên cứu này đã chứng minh được rằng, trong một vài trường hợp, những quyết định nhanh chóng theo bản năng thì đáng tin cậy hơn những quyết định được cân nhắc sau một quá trình nhận thức ở mức độ cao.

Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu loại ra một ký hiệu khác lạ trong 650 ký hiệu giống nhau trên màn hình, đó là một ký hiệu giống với các ký hiệu khác nhưng bị đảo chiều. Kết quả là những người này đã thực hiện yêu cầu này tốt hơn khi họ không có thời gian để chần chừ suy nghĩ lựa chọn các ký hiệu và buộc phải dựa hoàn toàn vào tiềm thức của mình.

Tiến sĩ Li Zhaoping khoa tâm lý học của trường UCL nói: “Phát hiện này dường như khác thường, trái ngước với những gì ta hay suy nghĩ. Thường thì bạn nghĩ rằng ai đó sẽ có những quyết định chính xác hơn khi họ có thời gian để cân nhắc. Nhưng thực tế họ lại thực hiện tốt hơn khi họ hầu như không có thời gian để suy nghĩ. Sự nhận thức ở

(Ảnh: humanfactors.com)
mức cao của bộ não, khi hoạt động, sẽ bác bỏ quyết định tiềm thức ban đầu của chúng ta – ngay cả khi quyết định ban đầu này chính xác – làm cho chúng ta không ý thức được hoặc không tin vào bản năng của mình và mang lại điều bất lợi cho chúng ta ngay lúc đó. Sử dụng quá trình tiềm thức sẵn có của chúng ta cho một số công việc nhất định thì thật sự là hiệu quả hơn khi chúng ta sử dụng chức năng nhận thức ở mức độ cao hơn của mình".

Nghiên cứu cũng đã chứng minh được một trường hợp suy nghĩ dựa trên lý trí thì có khả năng dở hơn so với suy nghĩ tiềm thức của chúng ta – nhưng suy nghĩ có ý thức của ta vẫn có khuynh hướng bác bỏ suy nghĩ theo tiềm thức.

Mười người tham gia được yêu cần xác định ký hiệu giống với các ký hiệu khác nhưng bị đảo chiều trên màn hình và có từ 0 đến 1,5 giây từ lúc ánh mắt phát hiện ra ký hiệu khác lạ và xem xét ký hiệu đó một cách cẩn thận. Những người tham gia phải quyết định ký hiệu khác lạ đó ở phía bên trái hay bên phải màn hình. Và các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người tham gia sẽ ghi điểm tốt hơn nếu họ không có thời gian để xem xét kỹ lưỡng các ký hiệu này.

Với thời gian chỉ một phần nhỏ của giây để xem xét ký hiệu khác lạ thì họ đạt được đến 95% sự chính xác. Với thời gian hơn một giây cho việc xem xét ký hiệu này thì họ chỉ đạt được 70% độ chính xác. Và với thời gian hơn 4 giây thì mức độ chính xác mới được trở lại như cũ tức là 95%.

Trong bài kiểm tra này, các quyết định dựa theo bản năng thì có khả năng chính xác hơn bởi vì suy nghĩ tiềm thức nhận ra hình ảnh bị đảo chiều của cùng một hình ảnh là khác biệt so với bản gốc, trong khi suy nghĩ ý thức thì lại nhìn thấy 2 hình ảnh này giống nhau. Đối với suy nghĩ nhận thức thì quả táo sẽ vẫn là quả táo cho dù nó có bị quay ngược lại hay không. Do đó, trong khi quá trình nhận thức ở mức độ thấp hơn nhận ra bức ảnh bị đảo chiều là bức ảnh khác lạ thì chức năng nhận thức cao hơn gạt ra quyết định này và bác bỏ hình ảnh bị đảo chiều đó bởi vì cho rằng nó cũng giống như tất cả các ký hiệu khác. Khi những người xem có đủ thời gian để sử dụng chức năng nhận thức ớ mức độ cao hơn của mình thì quyết định của họ vì thế sẽ có khả năng sai nhiều hơn.

Tiến sĩ Zhaoping nói: “Nếu quá trình nhận thức ở mức độ thấp hơn và cao hơn của chúng ta đều cho ra những kết quả giống nhay thì không có vấn đề gì để nói rồi. Nhưng thật tế thì bản năng vá chức năng nhận thức cao hơn của chúng ta lại thường xuyên xung đột với nhau và trong trường hợp này thì bản năng của chúng ta thường bị nhận thức dựa trên lý trí buộc phải “im lặng”. Do đó, những người tham gia sẽ thực hiện công việc này tốt hơn nếu họ “tắt” đi chức năng nhận thức ở mức độ cao hơn của mình, bằng cách, ví dụ như, quyết định nhanh chóng, chẳng hạn".

Dò theo các chuyển động ánh mắt của những người tham gia, nhóm nghiên cứu đã kiểm soát thời gian mỗi người có để tìm kiếm ra ký hiệu lạ. Màn ảnh hiển thị được tắt với khoảng cách thời gian khác nhau, hoặc trước khi, hoặc sau khi mắt của họ phát hiện thấy ký hiệu cần tìm. Ngay sau khi ánh mắt của họ nhìn thấy “mục tiêu” thì bức ảnh trên màn hình được giấu đi, và lúc đó họ thường tin rằng họ vừa mới đoán được là ký hiệu khác lạ nằm ở đâu. Họ không nhận ra rằng ánh mắt của họ trước đó đã chuyển sang ký hiệu cần tìm trước khi ký hiệu này bị dấu đi và những câu trả lời của họ không phải là sự phỏng đoán một chút nào.

Tiến sĩ Zhaoping nói: “Chuyển động mắt của chúng ta thường không chủ tâm. Cái có vẻ giống như một cái chớp mắt ngẫu nhiên thường là một kỹ thuật dò tìm tiềm thức thiết yếu, nó cho phép chúng ta nhận ra những đặc điểm đặc biệt và khác lạ trong một đám đông như màu sắc hay là sự định hướng. Ngay sau khi ánh mắt của chúng ta dừng lại ở mục tiêu thì sự nhận thức có ý thức hay ở mức độ cao của chúng ta bắt đầu tham gia và xem xét liệu mục tiêu đó có phải là mục tiêu cần tìm hay không. Nếu mục tiêu đó không đủ khác lạ trong “con mắt” của sự nhận thức cao này, thì việc nhận diện sai có thể sẽ xảy ra.”

Thanh Vân

Theo University College London, Sở KH&CN Đồng Nai
  • 909