Cơ chế đằng sau tác dụng làm ấm của gừng trên cơ thể

  •  
  • 981

Gừng được biết là có tác dụng làm ấm cơ thể trong Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM). Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm thấy các mạng lưới điều tiết protein đằng sau hiệu ứng này.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Lan Châu của Trung Quốc đã tìm kiếm hai hoạt chất chính trong gừng là 6-gingerol và 6-shaogaol trong tài liệu y khoa và cơ sở dữ liệu protein và xác định các protein được nhắm mục tiêu hoặc điều chỉnh bởi hai hợp chất này.

Có năm quá trình trao đổi chất quan trọng có liên quan đến tác dụng làm ấm của gừng.
Có năm quá trình trao đổi chất quan trọng có liên quan đến tác dụng làm ấm của gừng.

Sau đó, họ kết hợp các tương tác protein-protein và protein chức năng để xây dựng một sơ đồ về các mạng lưới điều tiết cơ bản trong dạ dày và ruột non có thể khiến cơ thể phản ứng với các hợp chất gừng.

Báo cáo trên Tạp chí International Journal of Computational Biology and Drug Design, các nhà nghiên cứu cho biết tổng cộng có năm quá trình trao đổi chất quan trọng có liên quan đến tác dụng làm ấm của gừng.

Trong khi đó, hai hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng có tác dụng điều chỉnh adenosine triphosphate (ATP), chất mang năng lượng chính trong tế bào; glycogen, một loại glucose có tác dụng lưu trữ năng lượng ở động vật; glycolipid, một loại lipid để đóng góp năng lượng và hoạt động như một dấu hiệu để nhận biết tế bào; coenzyme, một hợp chất phi protein liên kết với enzyme để xúc tác phản ứng; và axit béo có thể giúp cơ thể xử lý cholesterol.

Các nhà nghiên cứu nói rằng nghiên cứu của họ cung cấp những hiểu biết có thể bổ sung vào cơ sở bằng chứng để hỗ trợ việc hiện đại hóa y học cổ truyền Trung Quốc.

Cập nhật: 11/06/2019 Theo Dân Trí
  • 981