Quỹ Khoa học quốc gia Hoa Kỳ đã cấp kinh phí 27 triệu USD cho Trung tâm máy tính Texas tại Đại học Texas để tạo ra một loại siêu máy tính mới nhanh nhất thế giới vào năm 2013.
Sau khi hoàn thành, siêu máy tính có thể thực hiện 10 nghìn triệu triệu hoạt động mỗi giây, trở thành một trong những máy tính nhanh nhất trên hành tinh. Thậm chí máy tính IBM của Watson, siêu máy tính đã thắng trong cuộc thi máy tính “Jeopardy” còn có tốc độ kém hơn nhiều.
Siêu máy tính của Đại học Texas được ứng dụng theo dõi
từ động đất đến mực nước biển tăng do băng tan (Ảnh: CNN)
Hiện tại, máy tính nhanh nhất thế giới là siêu máy tính K, tại Viện máy itnhs Kobe, Nhật Bản với tốc độ 8,162 petaflop. Với một tốc độ tối đa về mặt lý thuyết là 10 petaflops, siêu máy tính mới Stampede sẽ vượt qua cả K.
Siêu máy tính ở Đại học Texas đã được sử dụng để theo dõi tất cả mọi thứ từ ảnh hưởng toàn cầu của trận động đất Nhật Bản vào tháng 3 vừa qua đến hiện tượng băng tan ở Nam Cực sẽ làm tăng mực nước biển như thế nào.
Siêu máy tính là cuộc cách mạng nghiên cứu mở trong cộng đồng khoa học toàn cầu, dựa trên ý tưởng rằng kiến thức khoa học và truy cập vào siêu máy tính - được công khai chia sẻ và có sẵn cho tất cả mọi người. Các nhà khoa học TACC ước tính rằng, một khi hệ thống Stampede hoàn thành, nó sẽ giúp thúc đẩy hơn 1.000 nghiên cứu khác nhau mỗi năm. Thời gian trên hệ thống sẽ được miễn phí, nhưng truy cập sẽ được cấp dựa trên một bảng quốc tịch của các nhà khoa học.