Những bức ảnh cho thấy thế giới đã thay đổi chóng mặt như thế nào chỉ trong vài năm qua

  •   4,52
  • 1.189

Thế giới có quá nhiều sự chuyển biến mỗi ngày nhưng chúng ta khó có thể nhận ra trong nhịp sống thường nhật.

Thời gian dường như là một thứ trôi rất nhanh. Khi chúng ta già đi và quen thuộc hơn với thế giới, bộ não cũng xử lý các khoảnh khắc chậm hơn rất nhiều so với khi chúng ta còn trẻ. Thời gian luôn làm thay đổi mọi thứ theo nhiều cách ngay trước mặt bạn mà rất khó để nhận ra. Chỉ trong vài năm qua, thế giới đã có rất nhiều biến đổi đáng kể mà bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi nhìn vào những hình ảnh so sánh sau:

1. Các sông băng trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ đã được bao phủ bởi những tấm bạt

Các sông băng trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ đã được bao phủ bởi những tấm bạt

Dãy núi Alps của Thụy Sĩ xinh đẹp luôn là nơi tạo ra nguồn cảm hứng nghệ thuật vì khung cảnh đẹp như tranh vẽ của chúng. Tuy nhiên, nơi này gần đây không còn hùng vĩ như vậy nữa vì Trái đất đang trải qua ngày càng nhiều đợt nắng nóng và khí hậu ấm hơn. Chính quyền Thụy Sĩ đã quyết định bảo tồn những ngọn núi còn lại bằng cách bao phủ, chắn bớt ánh sáng mặt trời bằng những tấm bạt polyester khổng lồ.

2. Biển Chết đang dần bị muối ăn mòn

Biển Chết đang dần bị muối ăn mòn

Biển Chết là một hồ nước mặn hùng vĩ ở Địa Trung Hải, nơi có nước siêu kiềm khiến người và sinh vật sẽ nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, “phép thuật” của nó có thể chết theo đúng nghĩa đen khi nước biển đang bốc hơi liên tục với tốc độ 0,91 mét mỗi năm, khiến lượng muối hiện ra trên biển ngày càng nhiều hơn.

3. Những con cú gần đây đã thay đổi màu sắc của chúng để thích nghi với khí hậu ấm hơn

Những con cú gần đây đã thay đổi màu sắc của chúng để thích nghi với khí hậu ấm hơn

Cú tawny là một loài cú rừng phổ biến ở các vùng lạnh. Chúng được sinh ra với bộ lông màu xám hoặc nâu nhạt cùng những vệt sẫm màu. Gần đây, các nhà khoa học quan sát thấy rằng những con cú tawny đã phát triển lông màu sẫm hơn để đối phó với mùa đông ấm hơn. Những con cú màu nâu hung đã tăng dân số, trong khi những con màu xám đang giảm đi.

4. Bãi biển Đông Nam Á đang trở nên sạch hơn

Bãi biển Đông Nam Á đang trở nên sạch hơn

Đông Nam Á là khu vực nổi tiếng với cảnh quan nhiệt đới rực rỡ và hút khách hơn cả là những bãi biển đẹp. Nhưng cũng vì quá nhiều người đến du lịch, không ít nơi đã bị ô nhiễm và ngập trong rác thải.

Tuy nhiên, trong thời gian ngắn vừa qua, các bãi biển đã được dọn sạch rác thải nhựa. Đồng thời, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng khiến lượng người đến du lịch giảm thiểu và bờ biển bớt ô nhiễm đi đáng kể.

5. Nhiều nơi không còn bán khoai tây chiên cỡ lớn nữa

Nhiều nơi không còn bán khoai tây chiên cỡ lớn nữa

Nhiều người đam mê khoai tây chiên ở Pháp đã rất thất vọng khi nhiều nhà cung cấp thực phẩm phải điều chỉnh thực đơn và điều chỉnh khẩu phần, ngưng bán ra các phần ăn khoai tây chiên cỡ lớn. Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng thiếu khoai tây đang diễn ra trên toàn cầu. Ví dụ, gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald's đã cắt lựa chọn món khoai tây chiên lớn khỏi thực đơn ở một số quốc gia và chỉ cung cấp một size khoai tây chiên duy nhất.

6. Mây ngày một thưa hơn

Mây ngày một thưa hơn

Mây tạo ra bóng râm để giảm bớt sức nóng của mặt trời. Những tấm chắn nắng tự nhiên này đang mờ đi nhanh hơn khi bầu khí quyển ấm lên. Các nhà nghiên cứu nói rằng hiệu ứng phủ trắng của các đám mây có thể sớm thay đổi và làm Trái đất ấm lên nhiều hơn.

7. Sông Dương Tử bị hạn hán

Sông Dương Tử bị hạn hán

Sông Dương Tử, một trong những con sông lớn nhất của Trung Quốc và dài nhất châu Á, đã cung cấp nước cho 400 triệu người Trung Quốc trong những năm qua. Tuy nhiên, nó đã rút nước đột biến rất nhanh trong 3 tháng qua và trở nên cạn kiệt rõ rệt. Các nghiên cứu khẳng định đây là đợt hạn hán kỷ lục của dòng sông.

8. Maldives sắp hoàn thành việc xây dựng thành phố nổi để tự cứu lấy chính mình

 Maldives sắp hoàn thành việc xây dựng thành phố nổi để tự cứu lấy chính mình

Như nhiều người đã biết, thiên đường nghỉ dưỡng Maldives phải đối mặt với nguy cơ biến mất hoàn toàn sau vài chục năm nữa vì nước biển dâng. Chính phủ Maldives đã quyết định tự mình giải quyết vấn đề và bắt đầu xây dựng một thành phố nổi thân thiện với môi trường và khí hậu để chống lại quy luật của tự nhiên.

9. Taj Mahal gần như bị bao phủ hoàn toàn trong sương mù

Taj Mahal gần như bị bao phủ hoàn toàn trong sương mù

Taj Mahal là địa điểm du lịch biểu tượng của Ấn Độ. Gần đây, sương mù dày đang bao phủ nơi này, khiến nó gần như không thể nhìn thấy khi đứng ở xa. Tình trạng ô nhiễm cũng khiến đá cẩm thạch trắng của cung điện chuyển sang màu vàng.

10. Nhiều người sở hữu thú cưng hơn

Nhiều người sở hữu thú cưng hơn

Việc lựa chọn nuôi vật nuôi ngày càng gia tăng trong các hộ gia đình trên toàn cầu. Tỷ lệ hộ gia đình sở hữu chó và mèo ở Mỹ tăng rõ rệt từ mức 67% năm 2019 lên 70% trong năm 2022.

11. Những con gấu trúc đã trở lại sau nguy cơ tuyệt chủng

Những con gấu trúc đã trở lại sau nguy cơ tuyệt chủng

Mặc dù chúng xuất hiện trên Internet của chúng ta hầu như mỗi ngày vì vẻ dễ thương nhưng những con gấu trúc khổng lồ đã được các chuyên gia về động vật hoang dã tuyên bố là có nguy cơ tuyệt chủng gần 3 thập kỷ trước. Song, nhờ những nỗ lực không ngừng của các nhà bảo tồn gấu trúc, những người bạn lông xù này đã được loại khỏi danh sách nguy cơ tuyệt chủng cao.

12. Ngày càng nhiều người có thị lực kém

Ngày càng nhiều người có thị lực kém

Vào năm 2021, có tổng cộng 2,2 tỷ người trên thế giới được báo cáo là có thị lực kém. Đây là một sự khác biệt rõ rệt so với dữ liệu năm 2020, khi thống kê cho thấy chỉ có 1,1 tỷ người có vấn đề về thị lực. Các chuyên gia chỉ ra rằng sự thay đổi lối sống trong nhịp sống hiện đại, bị công nghệ chi phối buộc chúng ta phải căng mắt, làm suy giảm thị lực nhanh và mạnh hơn.

Cập nhật: 01/10/2022 PNVN
  • 4,52
  • 1.189