Cuộc sống của các nhà du hành khi “tiếp đất”

  •  
  • 2.195
Theo báo chí Anh, trên thế giới có một "Câu lạc bộ cao cấp" độc nhất vô nhị 12 người - họ là những nhà du hành đã đổ bộ lên mặt trăng. Gần đây cuốn sách "Bụi bặm mặt trăng: đi tìm những người trở về quả đất", đã giúp chúng ta hiểu một phần cuộc sống của họ.

Phần lớn nhà du hành lên mặt trăng đều là phi công Mỹ trong thập niên 50 thế kỷ trước. Trong những năm 60, với tư cách là nhà du hành vũ trụ, họ đã điều khiển các con tàu Apolo của NASA lên mặt trăng làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và trở về trái đất trong niềm vinh quang.

Nhưng bắt đầu từ những năm 70, cùng với “cơn sốt vũ trụ” giảm dần, 12 nhà du hành đó cũng gặp phải “cuộc sống bụi trần” và phần lớn trong số họ tìm được mục tiêu phấn đấu trên mặt đất.

Charles Duk cũng có vấn đề tâm lý sau sự kiện đổ bộ lên mặt trăng. Ông nghiện rượu và thường xuyên cáu kỉnh với con trai. Duk năm nay 69 tuổi, là nhà du hành bay lên mặt trăng trẻ nhất còn sống. Hiện tại, ông và vợ sống ở ngoại ô bang Texas.

Nhà du hành Mỹ Nil Amsteran sau khi trở lại mặt đất không thể nào ứng phó nổi sự chú ý của công chúng, đã rút khỏi Cục NASA về làm giáo viên tại Trường Hàng không ở Cincinnati. Ông nói: “Rốt cục, phải mất bao nhiêu thời gian người khác mới không coi tôi là một nhà du hành?”.

Sau khi trở về mặt đất, Orde bắt đầu thay đổi tâm tính và nghiện rượu. Vợ ông đã chia tay ông. Hiện nay, Orde đã tái hôn và đang ở trong một chung cư sang trọng tại Los Angeles. Ngoài việc viết tiểu thuyết, thiết kế con tàu vũ trụ “thì tương lai”, ông còn kêu gọi loài người trở lại vũ trụ. Orde nhớ lại, khi ông đi bộ trên mặt trăng có cảm giác rất lạ. Cảm giác ấy mãi in đậm trong ông.

Nhà du hành Jams Oven ngồi trên tàu Apolo 15 để đổ bộ lên mặt trăng đã phát hiện cục đá có lịch sử 4,5 tỉ năm được coi là thủy tinh của “đá khởi nguyên”. Sau khi trở về mặt đất, Oven thành lập tổ chức tôn giáo gọi là “Bay cao”. Ông đã hai lần dẫn đội bảo hiểm sang núi Ararat Thổ Nhĩ Kỳ để tìm dấu vết của một con tàu. Năm 1991, Oven qua đời vì bệnh tim.

Nhà du hành Edega Micel ngồi trên tàu Apolo 14 từ mặt trăng trở về trái đất có cảm giác kỳ lạ như có vật nào đó nhìn chằm chằm vào mình. Ông bắt đầu nghiên cứu hiện tượng siêu tự nhiên và đã lập ra Hiệp hội Khoa học trừu tượng tại bang California chuyên nghiên cứu ý thức con người và các sự kiện siêu tự nhiên.

Alan Bihn chỉ huy tàu Apolo 12 là một trong 4 người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, về sau trở thành một họa sĩ nổi tiếng, nhưng ông chỉ vẽ một chủ đề là tranh màu về cảnh bụi bặm trên mặt trăng, cảnh bề mặt mặt trăng mà ông nhìn thấy, những bụi bặm này đều do ông mang từ mặt trăng về.

Khi nhà du hành Yukin Selnan của tàu Apolo 17 viết tên con gái ông lên mặt trăng và sau khi trở về trái đất, ông không thể ngờ dấu chân của ông để lại trên mặt trăng lại trở thành dấu chân cuối cùng của loài người trong thế kỷ XX ở trên mặt trăng. Về sau, Selnan mở công ty tư vấn. Ông tuyên bố ở trong vũ trụ có thể dùng mắt nhìn thấy Vạn lý trường thành của Trung Quốc. Năm 2002, ông đã tới Vạn lý trường thành thực hiện mơ ước của mình.

Cuốn sách của Andree Smits tiết lộ, mặc dù các nhà du hành gặp nhiều nguy hiểm mà người ta khó tưởng tượng, nhưng không một người đi bộ trên mặt trăng nào lại làm giàu nhờ danh tiếng, họ đều dựa vào quân hàm để lĩnh lương khoảng mỗi năm 17.000 USD của NASA.

Trần Thanh Hà (Theo Dantri/An ninh thế giới) 
Bài do bạn Trần Ngọc Tuấn 9A/ĐK gửi tới Khoa Học
Email: [email protected]
TH
  • 2.195