Đại dương hấp thu mỗi ngày hàng triệu tấn khí carbon nên càng lúc càng trở nên chua hơn. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể khiến cả dây truyền thức ăn dưới biển bị đảo lộn.
Đại dương mang lại sự sống cho trái đất, làm nên một hành tinh xanh. Tuy nhiên, trong tương lai, các đại dương sẽ phải đối đầu với một mối đe dọa mới liên quan đến tình hình khí hậu nóng lên. Thủ phạm là chất diocide carbon do con người thải ra. Đại dương không ngừng hấp thu nguyên vẹn tất cả những khí thải này.
Ngược lại, các phản ứng hoá học khiến nước biển trở nên chua. Cho dù rất nhẹ, nhưng cũng đủ để tấn công 1 số loại rong biển và những vi sinh vật biển tồn tại nhờ lớp vỏ bằng vôi. Nếu nước đại dương chua hơn, vỏ sò sẽ rã ra và sinh vật này chết. Theo các nhà nghiên cứu làm việc với đề tài này, nhiều loài khác cũng bị đe dọa như san hô, hoặc những sinh vật nổi.
Các nhà khoa học đã thả xuống những con Teropod, một loại ốc sên nhỏ biết bơi vào điểm nước chua hơn nước biển một chút. Kết quả: Phần vỏ sò bằng vôi mỏng và trong của chúng bị mủn ra. Hiện nay, những khu vực chưa bị ảnh hưởngvẫn chiếm đa số. Tuy nhiên, nếu con người không giảm lượng khí CO2 từ đây đến 100 năm nữa, những khu vực bị chua sẽ mau chóng lan rộng.
Tình trạng axit hoá của đại dương khiến các nhà khoa học lo lắng vì hiện tượng này cũng ảnh hưởng đến san hô ở biển sâu, mà đây là chỗ trú chủ yếu của hàng ngàn sinh vật biển.