Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư

  •   4,415
  • 46.146

Ai cũng biết ngày Cá tháng Tư là ngày nói dối, mọi người có thể thoải mái trêu chọc người khác mà không sợ ai đó giận. Nhưng nguồn gốc, lịch sử và các phong tục độc đáo ngày này thì ít người biết tới. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá về ngày nói dối thú vị này nhé.

Ngày nói dối

Theo quan niệm từ xưa vào ngày Cá tháng Tư tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tại một số nơi quy định khung thời gian cụ thể, chẳng hạn trò chơi này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Còn nếu sau buổi trưa mà vẫn nói khoác, trêu đùa thì sẽ gặp những điều không may mắn.

Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn còn rất nhiều bí ẩn với những nguồn gốc khác nhau. Sau đây là câu chuyện được nhắc nhiều nhất khi nói tới ngày Cá tháng Tư.

Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư

Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư (hay còn gọi là ngày nói dối 1/4). Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1.

Mang đến niềm vui, tinh thần thoải mái tới những người xung quanh là ý nghĩa lớn nhất của ngày Cá tháng Tư - 1/4
Mang đến niềm vui, tinh thần thoải mái tới những người xung quanh là ý nghĩa lớn nhất của ngày Cá tháng Tư - 1/4.

Tuy nhiên, trên thực tế, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Ngày Cá tháng Tư trong tiếng Anh là "April fools day", trong đó "April fools" là sự ngớ ngẩn tháng Tư. Trong tiếng Pháp, quê hương của ngày nói dối, ngày này được gọi là "poisson d’avril" nghĩa là cá tháng tư (poisson - cá). Người đầu tiên đề cập đến khái niệm này là nhà thơ Pháp d’Amerval. Vì sao? Người ta cho rằng d’Amerval gọi như vậy là bởi tháng tư là tháng của cung Song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau. Đây cũng là thời điểm các loài cá sống trong vùng biển có nhiệt độ ôn hòa như cá thu dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Do đó, "cá tháng Tư" trở thành từ ám chỉ sự khù khờ, ngốc nghếch.

Tên gọi này bắt nguồn từ trò đùa mà người trêu phải cố gắng để lén dán một con cá bằng giấy vào lưng của nạn nhân mà không bị phát hiện. Và tên gọi Cá tháng Tư cũng xuất phát từ đó.

Hình ảnh những con cá như vậy cũng nổi bật trên nhiều bưu thiếp tại Pháp ngày đầu tháng tư vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Hình ảnh chú cá trên bưu thiếp ở Pháp.
Hình ảnh chú cá trên bưu thiếp ở Pháp.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể hiểu theo nghĩa rằng khi bạn nói dối tức là đang "thả mồi câu", những ai tin vào lời nói dối của bạn được xem như "những chú cá bị cắn câu". Cũng rất hợp lý đúng không nào!

Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau.

Ở Việt Nam, ngày này cũng sớm được du nhập vào, tuy nhiên, người Việt Nam lại quen gọi ngày này là ngày nói dối, như vậy đã vô hình biến ngày cá tháng tư vốn là ngày nói đùa trở thành ngày nói dối.

Ngày Cá tháng Tư có ý nghĩa tốt đẹp bởi đây là ngày mọi người cùng đem lại niềm vui cho nhau thông qua những lời nói dối vô hại. Những lời nói dối sẽ được thoải mái nói ra, miễn là chúng không đi quá xa và chủ nhân của những câu dối trá này sẽ không bị trách phạt.

Ý nghĩa ngày Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày con người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau. Bạn có thể thỏa thích đi lừa những trò đùa không gây hại cho mọi người.

Ngày Cá tháng Tư bạn có thể thoải mái trêu đùa mà không sợ bị người đó giận.
Ngày Cá tháng Tư bạn có thể thoải mái trêu đùa mà không sợ bị người đó giận.

Bên cạnh ý nghĩa mua vui và mang lại tiếng cười sảng khoái, ở mỗi một quốc gia, trò đùa trong ngày Cá tháng Tư lại mang một ý nghĩa riêng biệt.

Ngày 1/4 là được chú ý tại nhiều nước. Dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được tổ chức tại nhiều quốc gia, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau, tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó.

Thế giới kỷ niệm ngày Cá tháng Tư như thế nào?

Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng để trêu gia đình và bạn bè.

Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.

Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” (kẻ ngốc).

Ngày cá tháng Tư tại Anh.
Ngày cá tháng Tư tại Anh.

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Một nghiên cứu vào những năm 1950 của nhà nghiên cứu văn học dân gian Iona và Peter Opie, phát hiện ra rằng ở Anh, và ở các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương quốc Anh, bao gồm Úc, các trò đùa chấm dứt vào buổi trưa. Một người mà đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng tự là "kẻ ngốc".

Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư”. Và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

Còn tại Scotland, ngày 1/4 được gọi trùng với tên một loài chim cúc cu - April "Gowks" . Tên gọi ngày cá tháng tư dựa theo trò đùa cố gắng lén dán một con cá bằng giấy vào lưng của "nạn nhân" mà không bị phát hiện.

Người La Mã cổ đại đã từng có một ngày lễ mang tên Hilaria để tôn vinh thần của sự phục sinh Attis. Cái tên Hilaria nghe rất giống từ hilarity (vui nhộn) của tiếng Anh. Lễ Hilaria hiện nay vẫn được lưu giữ phần nào dưới tên "Ngày Cười của La Mã".

Ba Tư cũng có một ngày nghỉ với chủ đề tương tự, được biết đến với tên gọi Sizdahbedar. Vào ngày này, thường trùng với ngày 1 tháng 4, người Iran cũng trêu chọc nhau bằng các trò chơi khăm vui nhộn.

Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.

Câu nói hay nhất về ngày Cá tháng Tư: Mark Twain - tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ đã có nhận xét rất thú vị về ngày cá tháng tư: “Ngày đầu tiên của tháng Tư giúp chúng ta hiểu ra con người thật của mình trong 364 ngày còn lại.”

Ngày Cá tháng tư năm 2024 là ngày nào?

Năm nay, ngày Cá tháng tư là ngày thứ Hai, 1/4/2024.

Những câu nói dối kinh điển ngày cá tháng Tư

"Giả vờ mời bạn bè, đồng nghiệp đi ăn".

"Anh ơi, khóa quần chưa kéo kìa”.

“Em xuống và ra mở cửa cho anh đi, anh đang đứng trước cửa nhà em này"... 

"Anh sẽ đến đón em, mình cùng đi chơi...".

"Thông báo tin vui "2 vạch" đến người ấy..."

"Xin lỗi, anh là Gay".

"Có ai tìm cậu ở bên dưới ấy"

"Thú nhận lối lầm của mình với cha mẹ"

"Tỏ tình với Crush"

Vì sao lại có ngày cá tháng tư để nói dối?

Sự tích ngày Cá tháng Tư bắt nguồn như sau, ngày xửa ngày xưa, có một ngôi làng cổ tuổi đời nghìn năm, người làng đó nổi tiếng là thanh lịch nhưng cũng rất thích nói đùa, nói dóc. Không chỉ người dân thích nói đùa, mà những vị chức sắc trong làng cũng rất thích nói... giỡn chơi. Có những câu nói đùa nói giỡn kinh điển mà sau hàng nghìn năm vẫn còn nổi tiếng.

Các vị chức sắc trong làng cổ ấy không chỉ biết nói đùa mà còn biết chọc ghẹo người dân bằng những hành động rất thiết thực. Dường như vị chức sắc nào cũng cố gắng nghĩ cho được những trò đùa hay ho để dân làng bất ngờ đến té ngửa. Một trong những sự vụ nổi tiếng nhất đã xảy ra hồi tháng 3 năm nảo năm nào...

Ngày cá tháng tư

Ai cũng biết ở vùng đó, thời tiết tháng 3 rất đỏng đảnh: sáng nắng, chiều mưa, giữa trưa gió nồm và hôm sau rét đậm... Có thể do thời tiết thất thường ấy đã khiến các vị chức sắc nổi hứng nghĩ ra một trò đùa ngoạn mục. Vào một đêm tháng ba mưa phùn buồn thúi ruột, dân làng chùm mền ngon giấc, sáng hôm sau tỉnh dậy ai cũng tá hỏa khi hàng cây hai bên đường làng bị chặt trụi lủi, nhìn ngôi làng cứ như con gà rù vừa bị vặt lông vội vã. Dân làng xôn xao bàn tán: Ai đã chặt cây? Chặt cây làm gì nhỉ? Sao không ai nói gì? Chặt rồi trời nắng biết làm sao? Bán lấy tiền ư? Hay là lâm tặc về làng? Hay là ma?... cứ thế náo loạn hết cả.

Khi mọi người còn đang kinh ngạc thì các vị chức sắc lập tức bắc loa thông báo rằng đó chính là “siêu dự án” thay thế những cây xanh mục rỗng sắp chết. Một số bà con tò mò sờ mó tìm hiểu thì lại được phen té ngửa khi thấy cả những cây khỏe mạnh cũng bị... chém đẹp. Té ra là dân làng bị các quan làng cho quả đùa rất dễ thương.

Dù vậy nhưng dân làng vẫn vui mừng vì nghe quan làng bảo rằng cây trồng thay thế sẽ là loại cây đặc biệt quý hiếm: mùa xuân ra hoa đẹp lung linh hơn Anh Đào Nhật Bản, mùa hè nở hoa tím ngất ngây như Phượng Tím bên Úc, mua thu lá đỏ rực rỡ như cây phong Cannada, còn mùa đông đẹp lạnh lùng lãng mạn như hàng Bạch dương của Liên Xô Cũ... nói chung bốn mùa che bóng mát lạnh như Sapa và Đà lạt cộng lại.

Đùng một phát các vị chức sắc đem về trồng mấy cây loe ngoe như sào lùa vịt, hỏi ra mới biết đó là cây gỗ Ba Chỉ (nửa nạc nửa mỡ) rẻ tiền. Bị thêm quả đùa, dân làng vừa tức vừa buồn cười (buồn vẫn phải cười), có người muốn tìm hiểu nốt khâu chi phí xem có gì thú vị không? Ai dè, lần này không phải bất ngờ đến té ghế nữa.

Đi từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, dân làng thấy phục lăn khả năng chơi trò đùa của các quan làng, và họ bình chọn siêu dự án “thay cây” là trò đùa xuất sắc nhất mọi thời đại. Có một vài người kiện lên quan huyện, sau khi xem xét đầu đuôi, quan huyện cho rằng quan làng đùa như thế là quá đáng. Sau khi quan làng kiểm điểm nghiêm túc (khác hẳn với mọi lần kiểm điểm không nghiêm túc), dân làng thống nhất rằng sau này việc trêu đùa nhau sẽ gom lại vào một ngày cho khỏe chứ không nên đùa cợt lung tung như trước.

Cuối cùng, mọi người đã thống nhất chọn ngày 1/4 là “Ngày nói dối”, hay còn gọi là ngày “Cá tháng Tư”. Vào ngày này, mọi người được nói dối, trêu đùa nhau thỏa mái, vừa để vui vẻ vừa là để tưởng nhớ vụ đùa dai kinh điển xảy ra trong suốt... tháng 3 năm ấy.

Cập nhật: 02/04/2024 Tổng Hợp
  • 4,415
  • 46.146