Không chỉ có các hoạt động công nghiệp, phương tiện giao thông thải ra khí CO2 làm hại môi trường. Mà kể cả những việc làm trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người cũng góp phần vào việc này. Dấu chân carbon chính là tổng lượng khí nhà kính, bao gồm các chất carbon dioxide (CO2) và metan (CH4) được tạo ra bởi các hành động của con người.
Carbon footprint (dấu chân carbon) là tổng lượng phát thải khí nhà kính đến từ quá trình sản xuất, sử dụng và cuối vòng đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó bao gồm các chất carbon dioxide (CO2) là loại khí mà con người thải ra nhiều nhất, và những loại chất khác, bao gồm khí metan (CH4), nitơ oxit (NO2) và flo (F). Những loại khí nhà kính có ảnh hưởng tới sức khỏe con người và giữ nhiệt trong khí quyển, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Có nhiều nguyên nhân, yếu tố tạo ra dấu chân carbon.
Thuật ngữ Carbon footprint đã được công bố lần đầu tiên tại cuộc họp của Ủy ban năng lượng Vườn quốc gia Yosemite vào năm 1979. Tuy nhiên, mãi đến năm 2007, thuật ngữ Carbon footprint mới chính thức được sử dụng phổ biến trong các báo cáo khoa về biến đổi khí hậu của IPCC.
Có nhiều nguyên nhân, yếu tố tạo ra dấu chân carbon những chủ yếu vẫn là từ các hoạt động của con người một cách trực tiếp và gián tiếp như trực tiếp, từ các hoạt động sử dụng nguồn năng lượng xăng, dầu để vận hành các phương tiện ô tô, xe máy, tàu hỏa hay các nguồn năng lượng điện để vận hành đồ điện tử, tivi, máy lạnh,… Theo một cách gián tiếp là khi bạn sử dụng bất kể một vật dụng bất kỳ mà cần dùng năng lượng để sản xuất ra nó, ví dụ như thực phẩm hay quần áo. Thông thường, phần lớn lượng khí thải carbon của một cá nhân sẽ đến từ giao thông vận tải, nhà ở và thực phẩm.
Dấu chân carbon có tên gọi tiếng anh là Carbon footprint.
Nếu ta đã có thể biết Carbon Footprint là tổng hợp các chất ở dạng khí có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người, vậy làm thế nào ta có thể nhận biết đâu là khu vực có chưa nồng độ Carbon footprint cao và khu vực nào đang ở trạng thái an toàn. Để có thể biết điều đó các nhà nghiên cứu phải có cách tính cụ thể về Carbon footprint. Cách tính này sẽ được biểu hiện như sau:
Cách tính Carbon footprint phải dựa trên các thông số của các yếu tố cố định, bao gồm: Khu vực sinh sống, nối sống thường ngày, các loại và mức năng lượng tiêu thụ, những sản phẩm công nghệ được sử dụng, cùng nhiều yếu tố khác. Trong đó, cách tính lượng khí thải carbon tốt nhất được sử dụng là dựa trên mức độ tiêu thụ nhiên liệu của một người. Cuối cùng, cộng dồn lượng phát thải CO2 vào Carbon footprint của cá nhân.
Cách tính thông số dấu chân Carbon cần dựa trên nhiều yếu tố. (Nguồn: sustainableprinceton.org).
Ví dụ: Bạn sử dụng một chiếc xe máy để di chuyển đường cao tốc trong quãng đường 200km với mức tiêu thụ tương đương của xe là 2,5 lít xăng/100km. Ta sẽ được cách tính như sau:
Từ những thông số trên ta thấy được tổng việc di chuyển của xe máy trên quãng đường 200km sẽ làm tăng 5 x 2,3 kg = 11,5 kg CO2. Con số này sẽ cộng vào Carbon footprint theo chu kỳ hàng năm. Tại Việt Nam, chỉ số Carbon footprint trung bình lên tới gần 1,18 tấn/người/năm.
Để nhằm hạn chế và kiểm soát mức độ gây ra ô nhiễm môi trường, mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau về tiêu chuẩn khí thải riêng; đặc biệt với phương tiện là ô tô, tại Việt là một quốc gia đang phát triển với mức độ ô nhiễm đang ngày càng gia tăng với một độ xe cộ ở mức độ cao tại các thành phố lớn, việc áp dụng tiêu chuẩn khi thải ô tô Việt Nam là rất cần thiết.
Tất cả những vấn đề xoay quay mối quan tâm về Carbon footprint là gì rốt cuộc đều nhằm đánh giá một cá nhân, các doanh nghiệp hay các chính phủ có thể có bao nhiêu tác động đến lượng phát thải khí nhà kính gây ảnh hưởng đến môi trường.
Trên thực tế, mối liên hệ giữa phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu là quá rõ ràng và khó có thể bỏ qua. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng lên, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, mực nước biển dâng cao và hiện tượng axit hóa đang diễn ra. Tất cả các mối đe dọa sinh thái này đều là kết quả từ hoạt động sống của con người.
Lượng phát thải khí nhà kính tăng lên dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu. (Nguồn: aarp.net).
Bằng cách giảm lượng khí thải carbon, bạn có thể góp phần vào việc giảm tổng lượng khí thải nhà kính. Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của chúng ta, tất cả mọi người cần thực hiện những điều chỉnh nhỏ những có thể dẫn đến kết quả lớn.
Nó không chỉ là về môi trường. Giảm số dấu chân carbon của bạn có thể giúp bạn có một lối sống lành mạnh hơn, cũng như giúp bạn tiết kiệm tiền. Cho dù đó chỉ là bầu không khí sạch hơn, chế độ ăn uống lành mạnh hơn hay giảm hóa đơn tiêu thụ năng lượng hàng tháng. Những lợi ích từ việc giảm lượng khí thải carbon của bạn cũng có nghĩa là bạn đang nỗ lực hết mình để chống lại biến đổi khí hậu.
Một trong các nhân tố gây ra hiện tượng khí thải nhà kính tăng cao xuất phát từ hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, chăn nuôi gia súc; có nhiều đánh giá cho rằng những nhân tố này còn lớn hơn cả nhiên liệu hóa thạch. Những nhân tố này đến nhiều từ các khâu sản xuất nhằm lấy thịt bò và sữa bò điều này gây ra Carbon footprint. Theo tính toán, để sản xuất được 1 kg thịt bò đồng nghĩa với việc sẽ phát thải lượng CO2 tương đương với lượng CO2 của một chiếc ô tô chạy quãng đường 27km.
Các loại thịt đỏ như thịt bò đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến Carbon footprint vì nó sẽ tạo ra một lượng khí thải nhiều gấp 5 lần và lượng nước tiêu thụ gấp 11 lần và so với các loại thịt gia cầm. Do vậy, một trong các cách để hạn chế Carbon footprint là chúng ta hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm thịt đỏ và sữa động vật thay vào đó chúng ta có thể thay thế bằng các loại rau củ, hạt, quả và có chế độ ăn thuần thực vật.
Một trong những nhân tố tiếp theo có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường chính là đến từ các phướng tiện giao thông dẫn đến tăng số lượng carbon footprint là lượng khí CO2 phát thải ra môi trường mỗi ngày, đặc biệt tại các thành phố lớn những nơi mà có tỷ lệ sở hữu phương tiện cá nhân và di chuyển ở cường độ cao. Thay vì lái xe riêng, bạn có thể chọn đi bộ, đi xe đạp, đi xe ô tô điện, xe máy điện hoặc đi xe buýt. Việc lựa chọn những loại xe điện thân thiện với môi trường cũng là một giải pháp giúp cắt giảm lượng carbon thải ra từ quá trình thiêu thụ nhiên liệu cho các phương tiện đi lại sau mỗi lần di chuyển.
Các thành phố lớn trên thế giới cũng đang đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông công cộng để giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ xe ô tô, đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng khi dân số tăng lên. Các lựa chọn phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, xe lửa có thể giúp giảm tới 37 triệu tấn CO2 hàng năm.
Hiện nay, hầu hết các loại năng lượng được sử dụng cho việc vận hành các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho đời sống của con người là nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá và khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu hóa thạch có hạn, nguồn tài nguyên thiên là hữu hạn và đồng thời những nhiên liệu này cũng gây ảnh hưởng và sinh ra rất nhiều Carbon footprint ra môi trường bởi khi đốt cháy nhiên liệu sẽ thải ra chất độc gây ô nhiễm không khí, làm tăng tốc độ biến đổi khí hậu.
Để hạn chế việc sử dụng các nguồn nhiên liệu này cũng như giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng ta có thể hạn chế sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bằng cách chuyển sang năng lượng sạch và bền vững như sử dụng năng lượng điện, gió, mặt trời và địa nhiệt.
Để phục vụ cho các hoạt động của đời sống thường ngày chúng ta có thể sử dụng các dòng xe máy điện, ô tô điện thay cho xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu.
Những nơi có nhiều cây xanh sẽ đem lại môi trường không khí thoáng mát.
Cây xanh luôn là một trong các yếu tố quan trọng trong việc cải thiện môi trường, thế giới quan xanh, sạch, đẹp của trái đất. Những nơi có nhiều cây xanh sẽ đem lại môi trường không khí thoáng mát và hạn chế được các chất độc hại tác động đến đường hô hấp của con người; cho dù bạn đang sống trong một ngôi nhà hay một căn hộ chung cư ở đô thị thì việc trồng một số loại cây cảnh xanh là một cách để giảm lượng khí thải carbon dễ dàng và nhanh chóng. Chúng ta đều biết thực vật hấp thụ carbon dioxide và tạo ra oxy, rất có lợi cho sức khỏe con người.
Theo như nghiên cứu cho thấy mỗi một cây xanh có khả năng tiêu thụ gần 24 kg khí CO2 mỗi năm. Vì vậy, việc tạo thêm không gian cho cây xanh hoặc trồng các loại cây xanh là một giải pháp cải thiện tiêu chuẩn chất lượng không khí, giúp thanh lọc bụi bẩn và làm giảm hiệu ứng Carbon footprint, làm mát không khí.
Theo các nghiên cứu cho thấy hàng năm lượng khí thải từ các thiết bị điện ở chế độ chờ của các gia đình tại Anh có thể lên đến 800.000 tấn khí thải CO2/năm. Do đó, để giảm dấu chân carbon do thiết bị điện gây ra, cách đơn giản nhất chính là hãy tắt nguồn hoàn toàn hoặc rút nguồn điện tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
Tiết kiệm và không lãng phí tài nguyên, năng lượng là một giải pháp rất hiệu quả để chống lại biến đổi khí hậu. Thực hành 5R không lãng phí với ba nguyên tắc R gồm: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Chi tiết như sau:
Thời trang nhanh (fast fashion) là những loại quần áo được thiết kế theo xu hướng nhất thời từ những buổi biểu diễn thời trang hay phong cách quần áo của những người nổi tiếng. Những sản phẩm thời trang này này thường rẻ tiền và liên tục thay đổi.
Quá trình sản xuất và sử dụng một số lượng lớn quần áo thời trang nhanh sẽ ảnh hưởng lớn đến dấu chân carbon do đến từ các chi phí cho việc rút ngắn thời gian sản xuất; điều này sẽ khiến gia tăng phát thải nhiều CO2 ra môi trường hơn mức sản xuất bình thường. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc nhuộm vải dệt rẻ tiền, độc hại cũng gây ô nhiễm nguồn nước.