Đây là loại thuốc duy nhất chữa được đậu mùa khỉ

  •  
  • 217

Khi đậu mùa khỉ trở thành tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, cơn sốt thuốc Tpoxx lên đến đỉnh điểm. Nhưng nhiều rào cản khiến loại thuốc này khó tiếp cận.

Theo New York Times, giới chức y tế Mỹ đã chỉ định tecovirimat hay TPOXX là thuốc nằm trong diện "điều tra nghiên cứu". Điều này có nghĩa phương thuốc duy nhất chữa đậu mùa khỉ không thể đưa ra khỏi kho dự trữ chiến lược quốc gia nếu không trải qua hàng loạt bước phê duyệt phức tạp. Hầu hết bác sĩ không đủ thời gian, nguồn lực để điền vào tờ đơn đăng ký bắt buộc dài 27 trang hoặc cung cấp thông tin chi tiết về bệnh nhân.

Bệnh nhân khó tiếp cận

Adam Thompson, một đầu bếp 38 tuổi ở Atlanta, bị đau đầu, nhức cơ thể vào ngày 17/7. Hai ngày sau đó, anh có những vết thương trên mặt và trực tràng. Y tá tiếp nhận ca bệnh này không biết phải làm gì để điều trị cho bệnh nhân. Dựa trên kinh nghiệm của một người bạn, Thompson thuyết phục cô kê toa thuốc chứa hydrocortisone và gabapentin. Đây vốn là loại thuốc dùng để điều trị chứng đau dây thần kinh.

Họ đã nói không. Người y tá đã nghe nói về thuốc TPOXX chữa đậu mùa khỉ. Nhưng cô cũng chia sẻ phải mất hàng giờ để điền vào hàng chục trang giấy tờ mới xong thủ tục nhận thuốc. Sự việc đình trệ ở đó và Thompson không biết mình sẽ nhận được sự giúp đỡ là gì.

Mãi đến ngày 31/7, sau gần hai tuần mắc bệnh, nữ y tá mới liên lạc với anh chỉ để nói về việc cô đã gọi cho CDC, nhiều bộ phận y tế, bác sĩ ở các bang khác nhưng không có câu trả lời.

Điều đó đã quá muộn với Thompson, dù có được nhận thuốc hay không. Các vết thương của anh ấy đã lành, cơn đau đã giảm bớt và đang bước vào giai đoạn hồi phục.

 Luke Brown, 29 tuổi, ở New York, Mỹ, cầm trên tay viên thuốc TPOXX.
Luke Brown, 29 tuổi, ở New York, Mỹ, cầm trên tay viên thuốc TPOXX. Nam bệnh nhân này đã phải chịu đựng những cơn đau dữ dội do bệnh đậu mùa khỉ gây ra trong một tuần trước khi anh được tiếp cận loại thuốc này. (Ảnh: Benjamin Ryan/NBC News).

Cũng như Thompson, Luke Brown chờ để nhận thuốc như "nắng hạn chờ mưa rào". Vào một buổi tối thứ 3 oi bức ở thành phố New York, Luke Brown hào hứng mở chai thuốc màu đen và cam mới được giao, ngậm liều đầu tiên vào miệng.

Nam bệnh nhân 29 tuổi mắc Covid-19 vào đầu tháng 7. Anh đã phải chịu những cơn đau dữ dội nhất trong đời suốt một tuần và cuối cùng cũng có được viên thuốc điều trị. Với Brown, điều này đáng để ăn mừng. Để tiếp cận nó, anh đã phải tận dụng rất nhiều mối quan hệ và bày tỏ sự lo ngại khi không phải bệnh nhân nào cũng làm được điều đó.

Tiến sĩ Stacy Lane, người sáng lập mạng lưới 7 phòng khám cho cộng đồng LGBTQ ở Pennsylvania và Ohio, Mỹ, cho biết nhiều bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đã đến gặp bà sau khi bị 3-4 bác sĩ từ chối. Những người này không thể vượt qua các quy tắc liên bang liên quan thuốc TPOXX.

Đầu tháng 7, bác sĩ Lane chứng kiến một bệnh nhân bị tổn thương mắt rất nặng do nhiễm đậu mùa khỉ, có thể dẫn tới mù lòa. Bà cố gắng mua TPOXX nhưng sở y tế Pennsylvania yêu cầu bệnh nhân đi khám mắt trước. Đó là một buổi chiều thứ sáu. Bác sĩ Lane không muốn bệnh nhân phải chờ đợi trong phòng cấp cứu đông đúc, vì vậy bà tìm bác sĩ nhãn khoa để theo đúng quy trình.

Ngoài việc thủ tục phức tạp, ngay cả những bệnh nhân cũng đặt câu hỏi về tính an toàn và hiệu quả của thuốc với con người. Bà Lane lưu ý TPOXX đã được chứng minh là an toàn trên người và vì thế FDA chấp thuận phê duyệt.

Tiến sĩ Jay Varma, Giám đốc Trung tâm Phòng chống và Ứng phó với Đại dịch Cornell, cho biết: “Nếu một loại thuốc đã được FDA chấp thuận, bất kỳ bác sĩ nào cũng có thể kê đơn thuốc đó dưới dạng nhãn mác vì FDA không được phép điều chỉnh việc thực hành thuốc”.

Nhiều bệnh nhân và bác sĩ, bao gồm cả tiến sĩ Lane, cho biết TPOXX dường như làm tan các tổn thương trên da trong vòng 24 giờ. Không tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.

Với bằng chứng đã biết và đang nổi về hiệu quả của thuốc với bệnh nhân, tính cấp bách của đợt bùng phát, các chuyên gia cho rằng không có lý do gì để hạn chế tiếp cận nó.

Những viên thuốc màu đen - cam là "chiếc phao cứu hộ" của người mắc đậu mùa khỉ
Những viên thuốc màu đen - cam là "chiếc phao cứu hộ" của người mắc đậu mùa khỉ vào lúc này. (Ảnh: Benjamin Ryan/NBC News).

Quy định phức tạp, nhiều rào cản

Việc phê duyệt thuốc khi chỉ thử nghiệm trên động vật mà chưa thử nghiệm trên người vốn bị coi là phi đạo đức. Chính vì thế, ngay cả khi dịch đậu mùa khỉ bùng phát mạnh như hiện nay, TPOXX hiếm khi được dùng cho bệnh nhân. Nguyên nhân đến từ hai việc. Một là thủ tục, quy định phức tạp. Hai là yếu tố đạo đức.

TPOXX là thuốc kháng virus được FDA chấp thuận trong điều trị đậu mùa nhưng cũng đã được dùng để chữa đậu mùa khỉ vì hai căn bệnh tương đồng. Tuy nhiên, TPOXX chỉ được phê duyệt điều trị các bệnh nhiễm trùng đậu mùa trong nghiên cứu trên động vật mà không phải thử nghiệm trên người. Nguyên nhân là bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ cách đây 4 thập kỷ.

Không có thử nghiệm trên người với bệnh đậu mùa khỉ, việc sử dụng TPOXX chỉ có thể được tiến hành bởi các bác sĩ thuộc hội đồng đánh giá nội bộ của bệnh viện và bắt buộc điền nhiều giấy tờ pháp lý. Số lượng chuyên gia được làm điều này rất ít.

Các nhà nghiên cứu đã phải dựa vào những mô hình ủy thác của nhiều loại virus tương tự. Trong một nghiên cứu trên 449 người khỏe mạnh, dữ liệu cho thấy loại thuốc này an toàn. Ngay cả vậy, nó vẫn bị xem là phi đạo đức để dùng cho mầm bệnh gây chết người như đậu mùa khỉ.

Cung cấp thuốc kháng virus không phải vấn đề. Nhà sản xuất TPOXX có hơn 1,7 triệu liều trong kho dự trữ chiến lược quốc gia. Nhưng nó chỉ được phê duyệt cho bệnh nhân đậu mùa duy nhất ở Mỹ. Đây là tin xấu cho những người Mỹ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Họ phải chịu đựng những cơn đau đớn tột cùng về thể chất hoặc những hậu quả nghiêm trọng khác do nhiễm trùng. Họ tuyệt vọng chờ đợi để được điều trị.

Cách đây một tuần, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã thay đổi quy định. Giờ đây, các bác sĩ có thể đặt hàng thuốc từ kho dự trữ vật tư y tế chiến lược quốc gia và bắt đầu điều trị trước khi thực hiện các thủ tục giấy tờ.

Tiến sĩ Abraar Karan, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Stanford, Mỹ, nhận định: "Điều này cho phép các bác sĩ lâm sàng sử dụng thuốc mà không gặp rào cản nào".

Cập nhật: 10/08/2022 Zing
  • 217