Một số đồ vật có kích cỡ siêu nhỏ, được coi là đồ vật tí hon nhất hành tinh khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, kinh ngạc.
Năm 2009, tiến sĩ David Cox tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia ở West London nước Anh đã tạo ra người tuyết bé nhất thế giới với kích thước 0,01 mm và chỉ rộng bằng 1/5 sợi tóc của con người. Đây là một trong những đồ vật tí hon nhất hành tinh.
Người tuyết có kích thước bằng 1/5 sợi tóc.
Tượng người tuyết được ghép từ hai hạt thiếc nhỏ xíu thường được sử dụng để hiệu chỉnh ống kính hiển vi điện tử. Người ta hàn chúng với nhau bằng công cụ được thiết kế để thao tác trên hạt nano.
Đôi mắt và miệng cười của người tuyết được tạo ra từ chùm ion hội tụ còn mũi được làm bằng một miếng bạch kim nhỏ tí hon.
Tháng 4/2015, nghệ sĩ Jonty Hurwitz đã tạo ra bức phù điêu nhỏ nhất thế giới. Nó có thể đứng gọn trên một sợi tóc và có kích thước tương đương đầu một con kiến.
Bức tượng nhỏ xíu đứng trên sợi tóc qua hình chụp từ kính hiển vi.
Phù điêu có kích cỡ nhỏ hơn 1mm được tạo ra nhờ quá trình mang tên sơn nano trong nhiều tháng liền. Vì kích thước quá nhỏ nên không thể quan sát bằng mắt thường, vì vậy người xem phải xem qua ảnh được chụp dưới kính hiển vi.
Đáng tiếc là trong lúc thực hiện bức hình, tác phẩm trên đã bị vỡ vụn do cú va chạm nhẹ từ ngón tay của nhân viên phòng thí nghiệm.
Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ nano Russell Berie ở Israel đã khắc cuốn Kinh tiếng Do Thái trên một con chip có kích thước bằng một hạt đường.
Hình ảnh cuốn Kinh Thánh nano nhỏ nhất hành tinh.
Cuốn Kinh Thánh nano được viết trên một miếng silicon siêu mỏng phủ vàng có độ dày dưới 100 đơn vị nguyên tử atom. Các chữ Do Thái được nhà nghiên cứu sử dụng chùm ion hội tụ và khắc trên vàng.
Hiện cuốn Kinh thánh nano được trưng bày tại Thánh đường Sách thuộc Bảo tàng Israel.
Đây là chiếc xe đua siêu nhỏ được soi qua kính hiển vi có kích thước chỉ khoảng 100 micrometer do nhóm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Vienna, Áo chế tạo năm 2012 bằng cách sử dụng máy in 3D kích thước nano.
Chiếc xe đua công nghệ nano tí hon.
Với công nghệ này, nhựa được làm cứng bằng tia laser để tạo nên hình dáng chiếc xe.
Năm 2007, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Hàn Quốc đã cho ra đời phiên bản tí hon cho tác phẩm nổi tiếng Người suy tư (Le Penseur) của nhà điêu khắc Rodin (ra đời năm 1880) bằng tia laser.
Phiên bản tượng Người suy tư gấp đôi tế bào máu.
Kích thước tác phẩm chỉ gấp đôi một tế bào máu và có chiều cao khoảng 20 phần triệu của một mét. Các chi tiết như cơ bắp hay ngón chân của bức tượng gần như không thể nhìn thấy vì quá nhỏ.
Bản sao tác phẩm trên đã được quét và in thành phiên bản nhỏ hơn 93.000 lần so với bản gốc.